Viêm tai giữa - Imunostim Đột phá miễn dịch hô hấp từ Châu Âu Mon, 20 Aug 2018 01:21:03 +0000 vi-VN hourly 1 https://baovehohap.com.vn/wp-content/uploads/2018/04/cropped-_trans_gs-imunostim-junior-e1523333323985-32x32.png Viêm tai giữa - Imunostim 32 32 Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://baovehohap.com.vn/viem-tai-giua-o-tre-em-5798/ https://baovehohap.com.vn/viem-tai-giua-o-tre-em-5798/#respond Thu, 09 Aug 2018 08:02:05 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=5798 Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai. Viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài […]

Bài viết Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai. Viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.

Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ.

viêm tai giữa ở trẻ em: cấu trúc tai

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Vòi nhĩ (vòi Eustachian) nối tai giữa và họng giúp ngăn ngừa virus hoặc vi khuẩn tấn công tai giữa. Trong một số trường hợp, đặc biệt khi trẻ bị viêm mũi họng, vi khuẩn hoặc dịch ứ đọng sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây nên viêm nhiễm tai giữa. Nhiễm trùng này thường gặp ở trẻ em do vòi nhĩ ở trẻ ngắn hơn và khẩu kính lớn hơn người lớn.

Các yếu tố nguy cơ chính:

  • Tiền sử gia đình có viêm tai giữa
  • Trẻ em sống chung trong cộng đồng đưa tới việc việc lây nhiễm
  • Bố mẹ hút thuốc
  • Sử dụng núm vú giả

Viêm tai giữa cấp có thể gây ra bởi: vi khuẩn ở hầu hết các trường hợp (85%) hoặc virus ở các trường hợp còn lại (15%).

Xem thêm: Nhận diện viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa cấp thường có 1 hoặc nhiều các triệu chứng sau:

  • Đau nặng trong tai
  • Sốt
  • Giảm thính lực và có cảm giác như tai bị nghẽn
  • Thay đổi tâm tính : cáu kỉnh và không nguôi ngoai
  • Ngủ không ngon
  • Ói và tiêu chảy
  • Điếc (viêm tai chấn thương do khí áp)

Viêm tai giữa cấp nếu không được điều trị đầy đủ có thể đưa tới biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ. Vì vậy ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi bắt đầu bị nhiễm trùng.

viêm tai giữa ở trẻ em: biểu hiện quấy khóc

Trẻ quấy khóc do viêm tai giữa (minh họa)

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau.

Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị bằng kháng sinh toàn thân.

Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu… nên cần sử dụng kháng sinh toàn thân để điều trị. Có thể kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết.

Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn vỡ mủ: dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ là tốt nhất.

Quan trọng:

Thông thường trẻ bị viêm tai giữa cấp sẽ hồi phục mà không cần uống kháng sinh sau vài ngày. Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ dùng ngay kháng sinh (kể cả thuốc nhỏ tai) khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Viêm tai giữa ở trẻ em: nhỏ tai

Sử dụng thuốc nhỏ tai phải theo chỉ đinh của bác sỹ (minh họa)

Phòng chống viêm tai giữa ở trẻ em

  • Phòng ngừa cảm lạnh và các bệnh khác. Dạy con rửa tay thường xuyên, không ăn uống chung. Tránh khói thuốc và môi trường ô nhiễm.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ có chứa các kháng thể có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai. Nếu trẻ uống bình, cần giữ bé ở vị trí thẳng đứng, tránh chống chai trong miệng của bé trong khi nằm xuống.
  • Cho trẻ đi tiêm chủng: vắc xin phòng cúm mùa và vắc xin phế cầu có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai

Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp Imunostim giúp tăng cường sức đề kháng hệ hô hấp, đặc biệt là gia tăng lượng IgA trên niêm mạc hô hấp, do đó giảm nguy cơ bị viêm tai giữa ở trẻ. Imunostim đặc biệt phù hợp với những trẻ hay ốm, sức đề kháng kém, trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm tai giữa.

Nghiên cứu tại CH Séc đã cho thấy hỗn hợp GS Imunostim giúp giảm 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, giảm thời gian nhập viện và thời gian điều trị viêm đường hô hấp cấp tính.

Theo PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, GS Imunostim có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp. Từ đó Imunostim sẽ giúp phòng ngừa, giảm tái phát và mau hồi phục khi bị bệnh, đặc biệt là bệnh viêm tai giữa.

Để biết thêm thông tin chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, độc giả có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/viem-tai-giua-o-tre-em-5798/feed/ 0
Trẻ bị viêm tai giữa cấp có mủ: triệu chứng và phòng bệnh https://baovehohap.com.vn/tre-bi-viem-tai-giua-cap-co-mu-5821/ https://baovehohap.com.vn/tre-bi-viem-tai-giua-cap-co-mu-5821/#comments Fri, 03 Aug 2018 12:46:52 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=5821 Viêm tai giữa có mủ là hiện tượng viêm nhiễm lâu ngày trong tai giữa. Lúc này tai không chỉ có cảm giác đau, ngứa rát, sưng tấy như bình thường mà còn xuất hiện các dịch mủ vàng đục, mùi hôi chảy ra. Hãy cùng tìm hiểu các phát hiện sớm bệnh và cách […]

Bài viết Trẻ bị viêm tai giữa cấp có mủ: triệu chứng và phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Viêm tai giữa có mủ là hiện tượng viêm nhiễm lâu ngày trong tai giữa. Lúc này tai không chỉ có cảm giác đau, ngứa rát, sưng tấy như bình thường mà còn xuất hiện các dịch mủ vàng đục, mùi hôi chảy ra. Hãy cùng tìm hiểu các phát hiện sớm bệnh và cách phòng ngừa.

Trẻ bị viêm tai giữa cấp có mủ 1

Viêm tai giữa mủ là giai đoạn 2 của viêm tai giữa cấp sau giai đoạn xung huyết

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng trẻ bị viêm tai giữa cấp có mủ

Giai đoạn khởi phát:

Giai đoạn này chưa có mủ trong hòm nhĩ.

Toàn thân: bệnh nhân trước đó mấy ngày đang bị viêm mũi họng: chảy mũi và ngạt mũi. Đột nhiên bị sốt cao 39- 40 độ C

Cơ năng: đau tai, lúc đầu ngứa, tức ở tai, sau đau tai dữ dội, nghe kém.

Giai đoạn toàn phát:

Thường qua hai thời kỳ: thời kỳ ứ mủ và thời kỳ vỡ mủ.

a. Thời kỳ ứ mủ (màng nhĩ chưa vỡ):

Triệu chứng cơ năng:

Sốt cao 39C- 40 độ C kéo dài, thể trạng mệt mỏi, khó ngủ, sút cân… có thể co giật, mệt lả.

Rối loạn tiêu hoá là triệu chứng thường gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh: ỉa chảy, phân sống hoặc nôn trớ, đầy bụng, kèm theo có rối loạn tiêu hoá: với tỷ lệ 70-80% trẻ nhỏ đi ngoài phân sống và đi nhiều lần, thuốc chống rối loạn tiêu hoá ít có kết quả. Trẻ chỉ khỏi khi giải quyết nguyên nhân viêm tai giữa.

Đau tai: đau tai dữ dội ngày càng tăng, đau sâu trong tai, đau theo nhịp đập, đau lan ra vùng thái dương và sau tai làm cho bệnh nhân không ngủ được, em bé quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, trẻ nhỏ vật vã, co giật quấy khóc, tay ngoáy vào tai đau, hoặc lắc đầu.

Triệu chứng thực thể:

Khám màng nhĩ: toàn bộ màng nhĩ sưng đỏ. Ở mức độ nặng hơn màng nhĩ phồng lên như mặt kính đồng hồ. Điểm phồng nhất thường khu trú ở phía sau.

Khám mũi họng: bệnh nhân đang có viêm mũi họng cấp tính.

b. Thời kỳ vỡ mủ (màng nhĩ bị vỡ):

Các triệu chứng thường xuất hiện vào ngày thứ 4.

Triệu chứng cơ năng: giảm dần, hết đau tai, nhiệt độ toàn thân giảm, em bé chịu chơi, hết quấy khóc.

Triệu chứng thực thể: ống tai đầy mủ, lau sạch thấy lỗ thủng màng nhĩ, lỗ thủng sẽ khác nhau tuỳ theo màng nhĩ có được chích rạch hay không?

Nếu chích: lỗ thủng sẽ rộng và ở góc sau dưới màng nhĩ sẽ hết phồng.

Nếu không chích để màng nhĩ tự vỡ thì lỗ thủng có thể ở bất cứ chỗ nào, bờ dày nham nhở.

Trẻ bị viêm tai giữa cấp có mủ: minh họa

Mủ chảy ra từ lỗ tai (ảnh minh họa)

Điều trị cho trẻ bị viêm tai giữa có mủ

Tuỳ từng giai đoạn mà có cách điều trị phù hợp.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này chủ yếu điều trị mũi, họng.

Chống ngạt tắc mũi

Làm hết chảy mũi

Chống viêm nhiễm.

Phòng tái phát viêm mũi xoang.

Cụ thể bằng cách phương pháp như Rỏ tai, xông thuốc, khí dung mũi.

Dùng các loại thuốc như Kháng sinh toàn thân, chống viêm giảm đau, tăng sức đề kháng

Trẻ bị viêm tai giữa cấp có mủ: phòng bệnh bằng sinh tố

Tăng sức đề kháng của cơ thể bằng các loại sinh tố trái cây

Giai đoạn toàn phát

Luôn theo dõi và chích màng nhĩ đúng lúc: nếu bệnh nhân đến đã vỡ mủ thì phải làm thuốc tai hàng ngày: lau sạch mủ và rỏ thuốc kháng sinh kết hợp với điều trị mũi, họng.

Sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh toàn thân.

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Phòng bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ

  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời.
  • Không cho trẻ ngậm núm vú sau khi trẻ tròn 1 tuổi.
  • Không để trẻ nằm bú sữa bình. Không cho trẻ bú sữa bình sau khi tròn 1 tuổi.
  • Tránh các điều kiện có thể gây bệnh cho trẻ: khói thuốc lá, khói xe, những người đang mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cho trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân đầy đủ và đều đặn để trẻ không bị nhiễm các virus, vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
  • Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin như phế cầu, cúm…
  • Đảm bảo cho trẻ có sức khỏe tốt, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp GS Imunostim giúp tăng cường sức đề kháng hệ hô hấp, đặc biệt là gia tăng lượng IgA trên niêm mạc hô hấp, do đó giảm nguy cơ trẻ bị viêm mũi họng, do đó giảm biến chứng viêm tai giữa. Imunostim đặc biệt phù hợp với những trẻ hay ốm, sức đề kháng kém, trẻ dễ bị viêm đường hô hấp cấp tính, viêm tai giữa cấp tính.

Nghiên cứu tại CH Séc đã cho thấy hỗn hợp Imunostim giúp giảm 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp, giảm thời gian nhập viện và thời gian điều trị viêm đường hô hấp cấp tính.

Để biết thêm thông tin chăm sóc sức khỏe, phòng chống viêm tai giữa ở trẻ em, độc giả có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, GS Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Trẻ bị viêm tai giữa cấp có mủ: triệu chứng và phòng bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/tre-bi-viem-tai-giua-cap-co-mu-5821/feed/ 2
Nhận diện căn bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em https://baovehohap.com.vn/viem-tai-giua-cap-tinh-o-tre-em-299/ https://baovehohap.com.vn/viem-tai-giua-cap-tinh-o-tre-em-299/#respond Thu, 23 Feb 2017 10:01:07 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=299 Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em gây ra nhiều mối nguy hại không lường, nếu như không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong điều kiện y tế tại Việt Nam như hiện nay, phòng ngừa đúng cách là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ từ Viêm tai giữa […]

Bài viết Nhận diện căn bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em gây ra nhiều mối nguy hại không lường, nếu như không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong điều kiện y tế tại Việt Nam như hiện nay, phòng ngừa đúng cách là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ từ Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em.

111

Định nghĩa

Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em là tình trạng mưng mủ trong hòm nhĩ trẻ, xảy ra thành từng đợt, nếu điều trị tốt có thể hết trong 1-2 tuần.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh thường dẫn tới biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tai giữa mạn tính.
  • Viêm tai xương chũm.
  • Các biến chứng nội sọ như: viêm màng não, áp xe não.
  • Các biến chững mạch máu: viêm tắc tĩnh mạch bên.

Nguyên nhân

Viêm tai giữa cấp tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ từ 1 – 2 tuổi có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thông thường trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidan, viêm VA), nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà… diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần.

  • Viêm nhiễm cấp tính ở mũi họng, viêm VA
  • Xuất hiện sau các bệnh nhiễm trùng như: cúm, sởi hoặc sau các bệnh lý kế cận như viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, u vòm mũi họng.
  • Căn nguyên vi khuẩn: thường do S. pneumoniae (phế cầu), H. Influenzae, S. pyogenes (liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A), M. catarrhalis, S. aureus.
  • Sau chấn thương: gây rách, thủng màng nhĩ như ngoáy tai bằng vật cứng, chấn thương do tiếng nổ, sức ép..

Untitled-1Chấn thương gây thủng màng nhĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa

Biểu hiện

Giai đoan khởi phát: chưa có mủ trong hòm nhĩ.

– Toàn thân: Hội chứng nhiễm trùng:  bệnh nhân trước đó mấy ngày đang bị viêm mũi họng: chảy mũi và ngạt mũi. Đột nhiên bị sốt cao 39- 400C

– Cơ năng:  Đau tai ở mức độ vừa: lúc đầu ngứa, tức ở tai, có thể kèm theo ù tai, nghe kém.

– Thực thể: Khám màng nhĩ bị xung huyết đỏ vùng rìa, có mạch máu chạy dọc theo cán búa và màng trùng

Giai đoạn ứ mủ

– Toàn thân:

Hội chứng nhiễm trùng: biểu hiện rõ rệt hơn với sốt cao 39 – 400C, co giật

Viêm mũi họng

Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, phân sống hoặc nôn trớ, đầy bụng, chiếm tỷ lệ 70%-80%

– Cơ năng

Đau tai càng ngày càng tăng, đau nhiều, đau sâu trong tai. Lan ra sau hoặc lên thái dương làm cho em bé quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, trẻ nhỏ vật vã, co giật quấy khóc, tay ngoáy vào tai đau, hoặc lắc đầu.

Nghe kém là triệu chứng quan trọng và thường xuyên xuất hiện

– Thực thể: Khám màng nhĩ thấy toàn bộ màng nhĩ nề đỏ, mất nón sáng. Màng nhĩ phồng lên hình mặt kính đồng hồ. Màng nhĩ màu vàng nhạt hoặc trắng bệch

Giai đoạn toàn phát (giai đoạn vỡ mủ)

Các triệu trứng toàn thân và cơ năng giảm hẳn khi mủ được tháo ra ngoài

Thực thể: ống tai ngoài có mủ chảy ra màu vàng nhạt, màng nhĩ có lỗ thủng

Điều trị

Điều trị nguyên nhân

Phần lớn viêm tai giữa cấp tính đáp ứng tốt trong một đợt điều trị 10 – 14 ngày kháng sinh thích hợp (ví dụ  Amoxicillin, Co-trimazole  hoặc Erytromycin.)

Điều trị triệu chứng:

Sử dụng thuốc kháng histamine – chống sung huyết

Chống viêm, giảm đau: Paracetamol. Ibuprofen…

Nhỏ tai Glyxerin bôrat 3%, Otipax…

Nâng đỡ cơ thể bằng các loại sinh tố

Phòng ngừa

Không xì mũi bằng cách bịt cả hai lỗ mũi

Điều trị triệt để viêm mũi họng, viêm xoang, VA

Vệ sinh mũi họng: thuốc nhỏ mũi, súc họng

Tăng cường sức đề kháng đường hô hấp bằng cách sử dụng ly giải tế bào vi khuẩn đường hô hấp (sử dụng dạng ngậm là tốt nhất) như chế phẩm GS Imunostim chứa ly giải tế bào vi khuẩn đường hô hấp: S. pyogenes, S. aureus, Klebsiella pneumoniae.

Để biết thêm thông tin chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, độc giả có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Nhận diện căn bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/viem-tai-giua-cap-tinh-o-tre-em-299/feed/ 0