Các loại thuốc trị viêm phế quản thường dùng

Theo thống kê của các nhà khoa học, có đến hơn 5% người bệnh viêm phế quản có thể bị nhiễm trùng ở phổi và dẫn đến bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời. Hơn nữa, viêm phế quản là căn bệnh có nguy cơ tái phát đến 50%. Vậy nên để tìm được loại thuốc trị viêm phế quản là vô cùng quan trọng. Dưới đây là chia sẻ các loại thuốc trị viêm phế quản thường dùng mà bạn Imunostim muốn gửi tới các bạn.

viem-phe-quan-can-dieu-tri-kip-thoi

Viêm phế quản cần điều trị kịp thời tránh tái phát

Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản, do nhiễm trùng. Phế quản là ống để không khí di chuyển. Những người bị viêm phế quản thường ho ra chất đờm dày, có thể bị đổi màu.

Viêm phế quản có hai loại gồm:

  • Viêm khí phế mạc cấp tính (viêm phế quản cấp tính): tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn làm cho đường hô hấp trong phổi sưng và đầy chất nhầy. Loại cấp tính thường kéo dài trong vài tuần;
  • Viêm phế quản mạn tính: loại này kích thích liên tục các ống phế quản. Bệnh có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm. Viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Xem thêm: Triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân của viêm phế quản

Nhiễm khuẩn:

Vi khuẩn, virus, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển.

Yếu tố cơ địa:

Cơ địa dị ứng với thức ăn, khí bụi, phấn hoa, lông thú dễ gặp viêm mũi dị ứng và bệnh viêm phế quản

Yếu tố thuận lợi:

Người cao tuổi hút thuốc lá, môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt.

Không khí ô nhiễm:

Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản mạn (88% số người nghiện hút thuốc bị viêm phế quản mạn tính

Môi trường ô nhiễm:

Khó bụi ô nhiễm, bụi công nghiệp, khí hậu ẩm ướt, lạnh, tiếp xúc nhiều bụi, khí độc hữu cơ, vô cơ.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản?

Viêm phế quản là tình trạng sức khỏe rất phổ biến.

  • Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
  • Ở trẻ em là đối tượng phổ biến nhất, dễ bị bệnh nhất

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, như:

  • Nghiện hút thuốc: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản
  • Sức đề kháng yếu: Sức đề kháng yếu có thể do một bệnh khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc do một bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch;
  • Tuổi tác: Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc nhiễm trùng cao hơn;
  • Moi trường xung quanh các chất kích thích phổi nhất định: Bạn tiếp xúc với ngũ cốc hoặc bông dệt hay khói hóa học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
  • Trào ngược dạ dày: Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược dạ dày, cổ họng có thể bị kích ứng và làm cho bạn dễ bị viêm phế quản.

tre-em-de-mac-viem-phe-quan

Trẻ em dễ mắc viêm phế quản nhất là trẻ sức đề kháng yếu, sinh non…

Các loại thuốc trị viêm phế quản thường dùng

Các loại thuốc chữa trị triệu chứng

Thuốc long đờm:

Đây là loại thuốc tạo cho bệnh nhân phản xạ ho để tống tiễn các chất tiết dịch ra bên ngoài nhằm làm thông đường dẫn khí. Bên cạnh đó, các loại thuốc loãng đờm như terpinhydrat, natri benzoate có thể được sử dụng nếu các chất tiết nhiều, đặc.

  • Nếu chất tiết ít nhưng đặc khó tống ra ngoài thì dùng thuốc làm loãng chất tiết như natri benzoat, terpinhydrat.
  • Nếu chất tiết nhiều và đặc, việc làm loãng sẽ tăng thể tích gây khó khăn cho việc thông khí thì dùng các chất khử chứa lưu huỳnh như acetylstein, carboxystein.
  • Có thể dùng thuốc làm giảm ho nhưng với liều thích hợp chứ không vì muốn hết ho ngay mà dùng liều quá cao, vì liều quá cao sẽ làm mất hết phản xạ ho, nghĩa là làm cho việc tống chất tiết bị trở ngại.

Thuốc kháng viêm:

Một trong những loại thuốc điều trị viêm phế quản không thể không nhắc tới là thuốc kháng viêm.

  • Trường hợp nhẹ có thể dùng corticoid uống, hít hoặc xông.
  • Với trường hợp nặng, có thể sẽ phải tiêm thuốc kháng sinh mới hiệu quả.
  • Dạng thuốc uống hay thuốc tiêm thường có thời gian sử dụng ngắn không quá 10 ngày để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc điều trị viêm phế quản chống tắc nghẽn phế quản:

Dùng thuốc làm giãn phế quản nhằm giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí như:

  • Theophylin: có tác dụng làm giãn phế quản nên giảm sự khó thở.
  • Thuốc chủ vận beta 2 sẽ giúp giảm khó thở cho người bệnh (loại tác dụng ngắn như salbutamol, terbutalin, fenoterol và loại có tác dụng dài như salmeterol, formoterol).
  • Tùy theo mức nghẽn phế quản (dài hay ngắn) mà chọn thuốc cho phù hợp. Dùng dạng hít xông qua mũi miệng (hiệu lực nhanh, kịp thời cắt cơn nghẽn phế quản).
  • Kháng cholinergic và chủ vận beta 2 đều gây quen thuốc (đợt sau phải dùng liều cao hơn mới đạt hiệu quả như đợt trước). Không nên dùng kéo dài mà nên dùng ngắt quãng.

Đối với trẻ dưới 4 tuổi, phụ huynh cần có chỉ định và tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị triệu chứng nào.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị triệu chứng viêm phế quản như: tỏi, mật ong, diếp cá, quất, chanh đào,… cũng có tác dụng giảm viêm, chữa ho và bổ phế an toàn, hiệu quả.

Các loại thuốc tác động lên nguyên nhân gây bệnh

Thuốc kháng virus và vi khuẩn

  • Với bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm phế quản mạn tính, có thể dùng thuốc ức chế phospodiesterase-4 (PDE-4) roflumilast
  • Còn đối với các loại thuốc kháng sinh: tùy thuộc vào sự nguy hiểm, độ nặng mà chủng vi khuẩn gây ra để có thuốc kháng sinh phù hợp.
  • Có thể kể tới các loại kháng sinh như: amoxicillin/clavulanate, benzylpenicilin,…

Bệnh viêm phế quản thể cấp tính có thể bị bội nhiễm. Vì thế, bệnh nhân nên thực hiện đúng chỉ dẫn dùng thuốc điều trị viêm phế quản của bác sỹ như liều lượng, thời gian uống và cả biện pháp hỗ trợ tích cực như sử dụng thực phẩm dinh dưỡng, vận động thường xuyên và tránh tiếp xúc với nguy cơ gây tăng nặng bệnh.

Không nên ỷ lại những loại thuốc trị viêm phế quản, cha mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng bệnh viêm phế quản nên ăn gì cùng với việc vệ sinh mũi họng và cơ thể hàng ngày nhằm giúp hệ hô hấp khỏe mạnh chống đỡ các tác nhân gây tình trạng tăng nặng bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm mà viêm phế quản gây ra.

Ngoài ra, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng tránh bệnh hô hấp nói chung, bệnh viêm phế quản nói riêng ở trẻ em hiện nay là sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm, được coi như vắc xin đường miệng. Hỗn hợp này được người châu Âu sử dụng trong nhiều năm nay để bảo vệ trẻ trước điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chống tái phát bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Imunostim – một hỗn hợp như vậy đã được nghiên cứu tại CH Séc và lưu hành phổ biến tại châu Âu. Nghiên cứu tại CH Séc chứng minh, chế phẩm giúp giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm và bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim  sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

 

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!