Cách xử lý hiệu quả khi trẻ bị viêm họng

Viêm mũi họng ở trẻ là bệnh lý thường gặp trong mùa lạnh, cũng như khi có thay đổi về thời tiết. Nên xử lý thế nào khi trẻ bị viêm họng là nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc cha mẹ. Làm thế nào để trị viêm họng cho trẻ hiệu quả, nhanh khỏi và không bị biến chứng?

benh-viem-hong-can-dc-xu-ly

Bệnh viêm họng cần xử lý kịp thời tránh xảy ra những diễn biến bệnh phức tạp

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm họng

  • Thời tiết lạnh, ẩm là môi trường thuận lợi cho liên cầu phát triển, gây nên viêm họng, sau đó tiển triển thành viêm đường hô hấp trên.
  • Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, triệu chứng là người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, nuốt đau, rát họng, khàn tiếng, sụt sịt, chảy nước mũi, tắc mũi, khàn giọn, ho khan.
  • Hạch vùng cổ, hạch góc hàm thường viêm tấy,sưng đau, khiến trẻ đau lên tai và đau nhói khi nuốt.
  • Viêm họng cấp thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, sau đó, bệnh sẽ lui dẫn, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, sốt giảm dần, hiện tượng đau rát họng cũng không còn.

Biến chứng của bệnh viêm họng

  • Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, nếu kéo dài hơn có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai, mũi, phế quản.
  • Ở trẻ em, nguy hiểm hơn nữa, còn có thể gây bệnh thấp tim. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.
  • Triệu chứng chung của thấp tim do viêm họng cấp là trẻ sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác.

Cách xử lý hiệu quả khi bé bị viêm họng

Điều trị khi bé bị viêm họng

  • Khi trẻ bị viêm họng cấp, cần phải cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cho các bộ phận cổ, ngực, gan bàn chân.
  • Bổ sung cho trẻ nhiều vitamin C bằng cách ăn các hoa quả như cam, quýt, bưởi hoặc viên uống, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nếu trẻ có triệu chứng trở nặng, lâu khỏi, sốt cao trên 38 độ C cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để chỉ định cho thuốc uống, không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Nếu viêm họng cấp do virus gây ra, điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cần cho trẻ súc miệng, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm loãng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Cần uống đủ liều, dù các triệu chứng đã biến mất, để đề phòng kháng thuốc.
  • Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng.

giao-mua-tre-de-gap-nhung-benh-ve ho-hap

Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là giữ ấm cho các bộ phận cổ, ngực, gan bàn chân

Chăm sóc trẻ bị viêm họng

Các bé có biểu hiện bị viêm họng, cha mẹ cần chăm sóc bé bị viêm họng đúng cách sẽ giúp bé giảm các triệu chứng đau họng và bệnh tình cũng thuyên giảm hơn nếu các  mẹ luwu ý những điểm dưới đây:

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh mà không có hướng dẫn của bác sĩ, hoặc các bài thuốc dân gian chưa được khoa học kiểm chứng, bác sĩ công nhận. Chỉ nên cho bé uống thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen khi được sự đồng ý và có chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy dành cho bé thời gian nghỉ ngời, phòng ngủ thoáng khí và có đủ độ ẩm cần thiết không quá nóng cũng không quá lạnh trong khoảng 28 độ C.

Đối với trẻ sơ sinh khi bị viêm họng, mẹ càng cần phải cho bé bý nhiều sữa hơn, vì trong lúc viêm họng bé thường bú kém và khó chịu khi bú. Đối với các bé đã bước sang tuổi ăn dặm thì cần nghiền nhỏ thức ăn hơn, cháo nấu loãng hơn để bé tiêu hóa được dễ dàng.

Để làm dịu cảm giác đau họng cho bé bạn có thể thực hiện theo những cách đơn giản sau:

  • Với bé lớn hơn 1 chút đã ăn dặm có thể bổ sung nước ấm, hoặc nước cam, nước rau để làm dịu cơn đau rát họng của bé
  • Cho bé súc miệng bằng nước muối: Pha một muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm. Hướng dẫn bé ngậm một ngụm vào miệng rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng.
  • Tắm nước nóng cho bé: Như bạn đã biết chứng đau cổ họng có thể bắt nguồn từ một đêm ngủ há miệng (thường do ngạt mũi), để cho không khí ra vào nhiều. Nếu không khí này khô, sáng đó bé sẽ bị đau cổ họng.
  • Có thể được xoa dịu bằng cách cho bé hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng, hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và bảo bé há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

ve-sinh-sach-se

Vệ sinh tay chân và răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa bệnh viêm họng

  • Giúp bé vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày như: đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
  • Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Với phòng ngủ, cần thoáng mát, nếu có điều hòa nhiệt độ cần giữ ở mức khoảng 24 – 26°C. Nếu sử dụng quạt, nên cho trẻ nằm quạt tốc độ lớn trong thời gian ngắn giúp trẻ dễ ngủ, sau đó giảm dần cường độ, quạt phải luôn được quay thay đổi hướng gió.
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, đánh răng sau mỗi bữa ăn, tập thể dục.
  • Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần thực hiện tốt chế độ nuôi dưỡng tốt, dinh dưỡng cân bằng, đủ dưỡng chất, uống vitamin A đầy đủ theo hướng dẫn, tắm nắng chống còi xương, suy dinh dưỡng.
  • Luôn giữ cho trẻ ấm áp, tránh gió lùa, tránh tập trung nơi đông người, tránh nơi môi trường bị ô nhiễm, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi.

Hết viêm họng, viêm đường hô hấp tái phát nhờ khám phá mới

Mặc dù có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh hô hấp cho trẻ, tuy nhiên, cho tới nay chưa có loại vắc xin nào thực sự phòng được các bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp thường gặp của trẻ vì nguyên nhân có thể đa dạng, không phải chỉ do 1 loại vi khuẩn hay virus gây ra. Để chống bệnh hô hấp trong mùa đông lạnh giá của châu Âu, các nhà khoa học châu Âu đã khám phá ra hỗn hợp Ly giải vi khuẩn hô hấp thường gặp như Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, có khả năng tăng cường kháng thể IgA trên niêm mạc hô hấp và tăng miễn dịch toàn thân, do đó nâng cao khả năng phòng bệnh hô hấp, chống tái phát viêm đường hô hấp, viêm họng trẻ em.

Một nghiên cứu tại CH Séc năm 2005-2006 trên hỗn hợp ly giải 3 loại vi khuẩn trên, Imunostim, cho thấy khả năng giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp trong mùa Đông. Mức độ nặng của nhiễm trùng cũng giảm rõ rệt nếu sử dụng Imunostim.

Đây được coi là giải pháp hiếm hoi dạng ngậm, dễ sử dụng cho trẻ, có khả năng ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng hô hấp tái phát cũng như các biến chứng của viêm họng gây ra.

Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim  sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Bình luận về bài viết

  1. Nguyễn Đức Anh đã bình luận

    Xin chào bác sĩ! Con tôi 9 tháng tuổi và gần đây cháu bị ho kéo dài và kèm triệu chứng cổ họng bị rát khi ho! Tôi đã cho cháu đi khám nhiều nơi nhưng đều được kết luận là viêm họng! Vậy bây giờ tôi phải làm sao ạ?

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn Đức Anh,
      Với trường hợp của bé, bạn nên tuân theo sự hướng dẫn điều trị của bác sỹ. Ngoài ra bạn cần chú ý điều kiện môi trường xung quanh có yếu tố nào dễ khiến bé bị viêm họng không để khắc phục và thay đổi ngay, cho bé uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như Broncamil Bimbi để làm dịu cổ họng cho bé, giúp bé giảm triệu chứng ho.
      Chúc bé sớm khỏi bệnh và luôn mạnh khỏe.

  2. Huỳnh Kim Nguyễn đã bình luận

    Em đã mua 1 hộp GS Imunostrim cho bé. tình trạng: bé nhà em thường mắc viêm họng, họ, sổ mũi tái đi tái lại hàng tháng. 2 tháng gần đây bé mắc bệnh nhưng có triệu chứng năng hơn và kèm theo sốt. em muốn hỏi phát đồ sử dụng cho bé như thế nào là phù hợp ?

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn,

      Bạn chưa nêu rõ độ tuổi và cân nặng hiện tại của bé, nên chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn 2 phác đồ dựa theo tình trạng bạn miêu tả.
      Với bé dưới 10kg, bạn có thể nghiền viên và cho bé ăn trực tiếp lúc đói, mỗi ngày nửa viên/40 ngày liên tục.
      Với bé trên 10kg, bạn có thể cho bé ngậm trực tiếp hoặc nghiền viên cho bé ăn lúc đói, mỗi ngày 1 viên/30-40 ngày liên tục.
      Sau khoảng 1-2 tháng bạn cho bé sử dụng lặp lại một liệu trình như vậy để đảm bảo sức đề kháng tối đa, phòng các bệnh đường hô hấp cho bé bạn nhé.
      Bạn chú ý cố gắng không cho bé ăn, uống nước hoặc dùng các thuốc khác tối thiểu 30′ sau khi sử dụng chế phẩm.
      Bạn tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng ở đây nhé https://imunostim.vn/huong-dan-su-dung/

      Chúc bạn và bé luôn mạnh khỏe.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!