Hen suyễn – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Định nghĩa

Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một bệnh viêm mạn tính đường thở, khi đường thở trở nên nhạy cảm quá mức với các yếu tố kích thích bị co lại, dẫn tới lưu lượng khí vào trong phổi sụt giảm.

Bệnh suyễn cho tới nay không thể chữa khỏi triệt để, nhưng các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát. Bởi vì hen suyễn thường thay đổi theo thời gian, độ tuổi, cho nên bạn phải thăm khám thường xuyên để kiểm soát tốt các nguy cơ, biến chứng.

1

Nguyên nhân

Do 2 nguyên nhân hen phế quản dị ứng và hen phế quản không dị ứng

Hen phế quản dị ứng

  • Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn:

Dị nguyên hô hấp: thường là bụi nhà, các loại bọ nhà như Dermatophagoides ptéronyssimus, bụi chăn đệm, các lông móng các loài gia súc như chó, mèo, chuột, thỏ v.v…; phấn hoa, cây cỏ, hay nghề nghiệp trong các xưởng dệt.

Dị ứng nguyên là thuốc: aspirine, kháng viêm không steroide Paracetamol, Ibuprofel, kháng sinh pennicilline; trứng, một số phẩm nhuộm màu và chất giữ thực phẩm.

  • Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn:

Vi khuẩn thường gặp Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus…

Virus: Thường gặp là virus hợp bào hô hấp, Parainfluenza, cúm.

Nấm: Như nấm Cladosporium hay Alternaria, các nấm mốc.

Hen phế quản không do dị ứng

  • Di truyền: Tiền sử gia đình, liên quan đến kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA.
  • Gắng sức: Khi gắng sức và nhất là khi ngưng gắng sức.
  • Thời tiết: Không khí lạnh.
  • Rối loạn nội tiết: Trong thời kỳ trưởng thành, thời kỳ trước kinh nguyệt, lúc mang thai, thời kỳ mãn kinh.
  • Yếu tố tâm lý: Tâm trạng lo âu, mâu thuẫn cảm xúc, chấn thương tình cảm.

Biểu hiện

Giai đoạn khởi phát

Thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng; thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức ăn, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp trên, v.v…

Các tiền triệu như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn v.v… nhưng không phải lúc nào cũng có.

Giai đoạn lên cơn

Khó thở, trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra. Nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Đứng xa có thể nghe tiếng rít hay khò khè của bệnh nhân. Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy. Cơn khó thở dài hay ngắn tùy theo từng bệnh nhân.

Giai đoạn lui cơn

Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giản dần, bệnh nhân ho khạc đàm rất khó khăn, đàm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai. Khạc đàm nhiều báo hiệu cơn hen đã hết.

Giai đoạn giữa các cơn

Giữa các cơn, các triệu chứng trên không còn. Lúc này khám lâm sàng bình thường.

Điều trị

Điều trị nguyên nhân

  • Hen phế quản dị ứng: Tránh tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách
  • Ngăn chặn các bào tử nấm mốc, duy trì độ ẩm tối ưu
  • Giảm lông vật nuôi
  • Làm sạch và khử trùng thường xuyên nơi ở

Điều trị triệu chứng: sử dụng thuốc

Corticosteroid dạng hít. Các thuốc chống viêm gồm fluticasone (Flonase, Flovent HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler, Rhinocort), flunisolide (Aerospan HFA), ciclesonide (Avesco, Omnaris, Zetonna), beclomethasone (Qnasl, Qvar), mometasone (Asmanex) và fluticasone furoate (Arnuity Ellipta). Không giống như các corticosteroid đường uống, các thuốc corticosteroid dạng hít có nguy cơ tương đối thấp của các tác dụng phụ và nói chung là an toàn để sử dụng lâu dài.

Một phối hợp glucocorticoide với một thuốc đồng vận β2 khí dung tác dụng dài là một phối hợp tốt và tiên lợi ( Seretide 25/250µg)

Kháng sinh: Chỉ dùng khi có bội nhiễm phế quản – phổi.

Phòng ngừa

Phòng ngừa cơn hen phế quản tái phát

Hiện nay  theo GINA người ta khuyến cáo nên  dùng Seretide trong điều trị duy trì kiểm soát cơn hen phế quản và người ta nhận thấy những bệnh nhân hen phế quản được điều trị bằng Seretide rất ít bị xảy ra cơn hen phế quản nặng.

Phòng tránh các yếu tố bất lợi của môi trường

  • Tránh các hoạt động thể lực không cần thiết.
  • Tránh tiếp xúc bụi, khói nhất là khói thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp.
  • Giữ môi trường trong lành.

Phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp

Hen phế quản cũng giống như bệnh lý tắc nghẽn phổi mạn tính đều trở nên nguy hiểm khi có các đợt nhiễm trùng cấp tính tại đường thở. Nguy cơ có thể xảy ra như biến chứng tới viêm phổi, tắc nghẽn đường thở trở nên nặng nề do hiệp đồng giữa co thắt đường thở trong bệnh Hen phế quản và tăng tiết dịch nhầy trên niêm mạc đường thở. Chính vì vậy, việc phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp là điều vô cùng quan trọng.

Bạn có thể phòng ngừa bệnh lý nhiễm trùng bằng cách tăng cường dinh dưỡng cân bằng cho trẻ, tăng cường miễn dịch đặc hiệu trên đường hô hấp bằng các chế phẩm chứa ly giải tế bào vi khuẩn đường hô hấp như GS Imunostim Junior cho trẻ em, GS Imunostim Akut cho người lớn. Chế phẩm giúp tăng sinh miễn dịch tại chỗ và toàn thân, đặc hiệu và không đặc hiệu để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!