Những lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi trẻ bị sốt viêm họng

Thay đổi thời tiết cùng với sức đề kháng kém sẽ khiến trẻ dễ bị mắc những bệnh về hô hấp: sốt, ho, hen…Thông thường sốt viêm họng chỉ trong vài ngày là tự khỏi nhưng bệnh cũng dễ có những biến chứng khiến bệnh tình trở lên nặng hơn như: Viêm phế quản, viêm phổi nên khiến các phụ huynh không khỏi lo lắng về sức khỏe của bé.

Sau đây là những thông tin bổ ích về những lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi trẻ bị sốt viêm họng mà mẹ nào cũng cần.

sốt viêm họng

Bé bị sốt viêm họng dễ xảy ra biến chứng nặng hơn nếu mẹ chú ý chăm sóc

Sốt viêm họng là biểu hiện của viêm họng cấp ở trẻ

Thời tiết diễn biến bất thường, lạnh, ẩm là môi trường thuận lợi để vi khuẩn liên cầu phát triển gây viêm họng, sau đó phát triển thành viêm đường hô hấp trên. Các biểu hiện của viêm họng cấp ở trẻ bao gồm:

  1. Phát đột ngột, sốt cao đến 39-40 độ C.
  2. Rát họng, khản tiếng, nuốt đau, nếu trẻ sơ sinh thì có biểu hiện biếng ăn, ho khan.
  3. Chảy nước mũi, sụt sịt, mũi tắc nghẽn
  4. Viêm họng và sốt thường diễn biến trong từ 3 đến 4 ngày, sau đó, sốt sẽ giảm dần, bé cũng không còn đau rát họng.

Nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến sốt viêm họng ở trẻ

  1. Nguyên gây viêm họng cấp ở trẻ có thể do vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc sự thay đổi của môi trường. Họng là cửa ngõ giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Bởi vậy, nó là một nơi rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Nóng và lạnh đột ngột cũng có thể khiến cho trẻ bị viêm họng cấp..
  2. Các nghiên cứu cho thấy, có trên 80% trường hợp trẻ em chỉ bị viêm mũi, họng do virut, nhưng sau đó, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sức đề kháng yếu dẫn và sức khỏe kém đi rất nhiều, các bé lười ăn, suy dinh dưỡng và mắc các bệnh đường hô hấp khác.
  3. Viêm họng cấp ở trẻ em thường sẽ khiến bé bị sốt cao đột ngột (39 – 40 độ), kèm theo ho, nghẹt mũi, đau họng, quấy khóc, bỏ ăn, bú ít… Một số trẻ viêm họng cấp kèm sốt cao có thể khiến bé bị co giật.
  4. Đối với các trẻ lớn hơn một chút sẽ kêu với bố mẹ rằng con bị đau đầu, đau họng, nghẹt mũi, khó chịu trong người. Một số trẻ sẽ có hiện tượng đau nhức trong tai và kèm theo hiện tượng chảy nước mũi, khàn tiếc, ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô… Nếu xét kỹ, mẹ sẽ thấy hạch xuất hiện ở vùng ức đòn chũm, góc hàm.

Biến chứng của viêm họng cấp ở trẻ

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn huyết thì biến chứng mà trẻ có thể gặp phải là rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là vi khuản tụ cầu vàng (S. aureus) hoặc vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa).

Nhưng nguy hiểm nhất phải kể dến vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes). Bởi chúng có thể dẫn đến thấp tim, viêm cầu thận cấp. Các dấu hiệu biểu hiện biến chứng thấp tim gồm: viêm họng cấp, đau và sưng các khớp gối, khớp khuỷu, ngón tay và chạy từ khớp này sang khớp khác.

Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim.

Và một biến chứng phổ biến nhất là chuyển từ viêm họng cấp tính trở thành viêm họng mãn tính, đây là cơ hội để bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt viêm họng

dùng khăn ướt cho bé bị sốt viêm họng

Dùng khăn ẩm chườm ấm và lau mặt, cổ, nách, chân tay cho trẻ hạ sốt

  1. Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, nước luộc rau có thể làm dịu ổ họng bị đau. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi bé được khoảng một tuổi, vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.
  2. Nếu trẻ bị viêm họng nặng, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.
  3. Dùng khăn ấm vắt ráo nước, lau khắp người bé và để các khăn ở các vị trí tại nách và bẹn của bé khi nằm. Thay đổi khăn liên tục khi khăn hết ấm. Đến khi trẻ dưới 38 độ C thì cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió quạt, đồng thời theo dõi nhiệt độ thường xuyên cho trẻ.
  4. Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé (mẹ có thể dễ dàng tìm thấy ở cá hiệu thuốc), ngày 4 lần nhỏ cho bé đến khi trẻ hết “thò lò mũi xanh”.
  5. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày cho bé bao gồm thịt, trứng, cá, đậu, rau quả… nếu bé còn bù thì mẹ cần tăng cường lượng sữa bé bú mỗi ngày.

Cho trẻ uống thuốc đúng cách

  1. Thuốc có thể là phương pháp điều trị nhanh chóng nhưng không phải tối ưu nhất. Bởi thuốc chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị từ gốc lên, trẻ rất dễ bị tái phát, hơn nữa cũng không có lợi cho trẻ sau này khi lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh.
  2. Nếu trẻ bị viêm họng nặng, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.
  3. Chỉ cho bé uống thuốc khi thật sự cần thiết.
  4. Báo với bác sĩ “khẩu vị” của bé (thích chua, ngọt, mùi dâu, táo…) để họ có thể cho bé những loại thuốc có mùi vị mà bé thích.
  5. Cho bé uống thuốc từ từ, từng chút một. Nếu bé nôn ra thì cho uống lại liền sau đó
  6. Đối với những bé còn ẵm ngửa thì cha mẹ nên cho uống thuốc bằng xilanh, bơm từng chút một để bé nuốt dần. Khi bé lớn hơn, có thể dụ bé bằng cách đút một muỗng thuốc kèm theo sau muỗng thức ăn mà bé thích.
  7. Không pha thuốc vào sữa, vào thức ăn để lừa bé. Tránh trường hợp bé sợ thuốc, sợ luôn thức ăn và sữa.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Bình luận về bài viết

  1. Lưu Thị Ngọc Oanh đã bình luận

    Con em đang bị sốt 38 độ, biếng ăn vì viêm họng. Em đang cho con uống thuốc hạ sốt, vitamin C. Vậy còn thuốc viêm họng nên dùng loại nào là tốt?

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn,
      Sốt và viêm họng là cách cơ thể trẻ phản ứng chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, thường thì nguyên nhân do virus và bé có thể tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trên kéo dài, không thuyên giảm hoặc nặng hơn với biểu hiện như bé sốt cao bất thường, đau rát họng nặng, ho có đờm đục hoặc nước mũi có màu xanh vàng,… bạn cần đưa con đến bác sỹ ngay để kịp thời ngăn chặn các biến chứng có thể xảy đến cho bé. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không theo đơn của bác sỹ. Nếu con đau nhức người hoặc đau họng do viêm họng nặng, bạn có thể cho con dùng thuốc giảm đau như acetaminophen. Để giảm tình trạng viêm họng bạn nên cho con súc miệng nước muối ấm nếu con đã biết súc miệng, dùng thảo dược để sát trùng họng (mẹ tham khảo sản phẩm Broncamil Bimbi cho bé http://fitobimbi.delap.vn/ ). Ngoài ra bạn có thể dùng thêm Imunostim để tăng sức đề kháng cho con, giúp cơ thể con tự đẩy lùi bệnh và sớm khỏe lại.
      Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc con và về sản phẩm Imunostim, bạn có thể liên hệ 1800 8070 (miễn phí) hoặc 0976807722.
      Chúc bé sớm bình phục và luôn mạnh khỏe.

  2. tam đã bình luận

    bé viêm họng mãn tính

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn,
      Bạn vui lòng mô tả kỹ tình trạng của bé để chúng tôi hỗ trợ hoặc chuyên gia sẽ gọi điện thoại tư vấn cho bạn.
      Tình trạng viêm họng mạn tính, tái phát thường liên quan tới hệ miễn dịch của trẻ và vấn đề vệ sinh răng miệng, đường hô hấp (nếu không tính tới yếu tố môi trường sống không đảm bảo, chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều đồ lạnh…) do đó, mấu chốt để điều trị viêm họng mạn tính là tăng cường miễn dịch hô hấp hợp lý cho trẻ bằng các biện pháp như sử dụng GS Imunostim Junior định kỳ 3 tháng 1 lần, tiêm phòng Cúm hàng năm. Ngoài ra, bạn cũng cần đặc biệt chú ý việc vệ sinh răng miệng cho bé, lấy cao răng định kỳ 1-2 lần/năm, đánh răng và súc miệng đầy đủ vì cao răng, mảng bám là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển có thể gây viêm họng bất kỳ lúc nào.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe,

  3. huyền đã bình luận

    con em bị sốt cao co giật, cho đi khám bs có kết luận bị viêm a, viêm thanh quản cần não viêm a, Vậy con em có thể dùng loại gì được ạ

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!