Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

Trẻ bị viêm họng sốt thường khiến phụ huynh lo lắng và không biết xử trí ra sao. Tuy nhiên, sốt là một phản ứng lành tính, thể hiện rằng hệ miễn dịch của trẻ đang cố gắng chống lại tác nhân gây bệnh. Phụ huynh cần hiểu đúng về triệu chứng sốt khi trẻ bị viêm họng để chăm sóc và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị viêm họng sốt

  • Phần lớn nguyên nhân gây viêm họng sốt ở trẻ là do virus (siêu vi trùng). Trẻ sẽ bị sổ mũi kèm theo. Thường thì trẻ sẽ hết sốt sau 72 giờ (3 ngày). Kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này.
  • Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, đặc biệt là do Streptococcus pyogenes (phế cầu khuẩn), triệu chứng của trẻ sẽ nặng hơn, trẻ sốt cao hơn, quấy khóc, bứt rứt hoặc li bì, không phản ứng và khám thấy họng sưng đỏ có thể có mủ. Trẻ không thể khỏi bệnh nếu không được dùng kháng sinh.

Khi thân nhiệt trẻ tăng lên quá cao, sốt có thể dẫn đến biến chứng. Khi sốt kéo dài trẻ thường mất nước, tăng nhịp tim, nhịp thở. Nhiều trường hợp, sốt cao còn dẫn tới co giật. Khoảng 2-5% trẻ số trẻ sốt có biểu hiện co giật, thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày minh họa

Lưu ý cách đo thân nhiệt khi trẻ bị viêm họng sốt

Cần đo nhiệt độ để xác định mức độ sốt của trẻ. Dụng cụ có thể sử dụng là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử để đo nách, đo tai, đo trán/thái dương. Tuy nhiên, hiện nay không nên sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân vì không an toàn. Thủy ngân rất độc, nếu nhiệt kế bị vỡ sẽ gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là trong trường hợp trẻ nuốt phải.

Ngoài ra, cũng không nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử dán trán vì không chính xác. Nhiệt kế điện tử đo tai cũng thường không chính xác cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Về vị trí đo thân nhiệt:

  • Hậu môn luôn là nơi phản ánh chính xác nhất nhiệt độ của cơ thể bé. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên đo nhiệt độ ở hậu môn.
  • Nhiệt độ ở khu vực nách có thể chênh lệch từ 0.5-2 độ C so với chỉ số nhiệt độ mẹ đo được ở hậu môn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Khi nhiệt độ đo ở nách không cho kết quả là trẻ sốt, nhưng nếu bé mệt mỏi và cơ thể có vẻ nóng hơn thì phụ huynh nên đo dưới hậu môn bé.
  • Đo nhiệt độ ở tai nhanh và không gây khó chịu cho bé, nhưng lại có độ chính xác không cao bằng những vị trí khác. Hơn nữa, trẻ dưới 3 tháng tuổi có ống tai hẹp nên các chuyên gia cũng không chỉ định đo ở vị trí này.
  • Đo nhiệt độ ở miệng chỉ dùng cho những bé từ 4-5 tuổi, bởi lúc này bé đủ lớn để giữ nhiệt kế trong miệng đúng cách cũng như đủ thời gian cần thiết.

Thân nhiệt bình thường của trẻ khi đo tại các vị trí

Vị tríThân nhiệt bình thường
Hậu môn36.6°C - 38.0°C
Miệng35.5°C - 37.5°C
Nách36.5°C - 37.5°C
Tai35.8°C - 38.0°C

Thuốc dùng khi trẻ bị viêm họng sốt

Không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc hạ sốt. Lý do dùng thuốc không phải để giảm sốt mà để giảm đau và mệt mỏi cho trẻ. Mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn. Cần tuân theo chỉ định của chuyên gia y tế khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.

  • Acetaminophen là thuốc thường dùng khi trẻ sốt. Trừ phi bác sỹ chỉ định khác, còn mẹ có thể cho bé dùng liều được ghi trên nhãn thuốc cứ 4 giờ một lần cho đến khi thân nhiệt trẻ hạ. Thân nhiệt của trẻ thường hạ trong 1 giờ và lại tăng trở lại. Nếu điều này xảy ra, mẹ cần cho bé dùng lại thuốc mỗi 4 giờ một lần. Chú ý không dùng nhiều hơn 5 lần trong 24 giờ.
  • Mẹ cũng có thể thay bằng ibuprofen. Chú ý tuân thủ chỉ dẫn trên hướng dẫn sử dụng. Ibuprofen có thể cho bé dùng mỗi 6-8 giờ một lần – tối đa 4 lần trong 24 giờ. Không được dùng quá liều. Lưu ý: Ibuprofen chỉ nên dùng khi trẻ vẫn uống được. Không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng mà không có chỉ định của bác sỹ.
  • Không dùng hoán đổi giữa acetaminophen và ibuprofen vì có thể gây sai liều.
  • Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị sốt không được dùng aspirin. Nếu cơn sốt do thủy đậu, cúm hoặc các bệnh do virus cụ thể khác, dùng aspirin có thể tăng nguy cơ bị hội chứng Reye. Hội chứng này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não và gan.

Trẻ bị viêm họng sốt uống thuốc

Mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn

Có thể điều trị ngoại trú (không cần đi cấp cứu trong đêm khuya) trong các trường hợp trẻ có các biểu hiện:

  • Chơi, tỉnh táo, khóc to (không kéo dài)
  • Hồng hào
  • Không khó thở
  • Tay chân ấm
  • Không có dấu hiệu mất nước

Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu sốt kèm với các triệu chứng:

  • Khó thở (thở nhanh, thở lõm ngực, thở rít)
  • Tay chân lạnh
  • Li bì, không linh hoạt hoặc cáu gắt bất thường, khó chịu.
  • Co giật
  • Trẻ bị mất nước (mắt trũng, uống nước háo hức, tiểu ít)
  • Trẻ ho không ngừng
  • Sốt cùng lúc có ban đỏ hay có triệu chứng khác khiến phụ huynh lo lắng
  • Sốt nguy cơ nặng: trên 37.5 độ C (nhiệt độ tại nách) với trẻ dưới 6 tháng, từ 39 độ C trở lên (nhiệt độ tại nách) với trẻ từ 6 đến 24 tháng. Cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ dưới 24 tháng sốt trên 2 ngày, trẻ trên 2 tuổi sốt trên 3 ngày.

Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

  • Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện sốt, mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ nhanh bằng cách thay quần áo rộng, thoáng mát để cơ thể tỏa bớt nhiệt. Không cởi hết quần áo vì bé có thể bị lạnh và run, điều này càng khiến thân nhiệt tăng lên.  Để bé nằm ở nơi thoáng mát nhưng tránh những chỗ có gió lộng.
  • Tiến hành lau mát khi sốt kèm co giật, sốt trên 40 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt. Khi lau, cần dùng nước ấm (29-32 độ C), không dùng nước đá vì sẽ khiến trẻ bị run, càng làm tăng thân nhiệt. Lau ở vùng nách, bẹn, nước ấm sẽ làm giãn mạch máu giúp cho thân nhiệt từ từ giảm xuống. Lưu ý không nên đắp khăn lên ngực vì có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi.
  • Cần chú ý không được pha rượu (gây ngộ độc) hay thoa chanh (gây tổn thương da) khi lau mát cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ bị mất nước. Đồng thời, thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế cách 4 giờ 1 lần.

home-remedies-for-colds-and-coughs-in-babies-top-10-home-ideal-room-temperature-for-babies-l-7984bb7a8e1c13d5 - Copy

Ngoài các biện pháp chăm sóc đã nêu, khi trẻ bị viêm họng sốt, ba mẹ có thể cho bé sử dụng GS Imunostim để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ kịp thời. GS Imunostim có thể dùng cùng với kháng sinh để giúp trẻ sớm khỏi bệnh, sớm hết các triệu chứng ho sốt. Trẻ đang điều trị viêm nhiễm hô hấp cần phối hợp cho mau khỏi, giảm triệu chứng nhanh nên sử dụng 2-4 viên/ngày (tùy theo cân nặng) liên tục trong 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất. Sau đó nên sử dụng 1 liệu trình phòng ngừa để tránh bị tái phát.

Để tìm hiểu về cách phòng chống Viêm họng, sốt cho trẻ cũng như hỗn hợp tăng miễn dịch hô hấp đường ngậm Imunostim, độc giả có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia tại đây hoặc liên hệ tổng đài 1800 8070 (miễn cước) trong giờ hành chính.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!


Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

x

Đơn đặt hàng Imunostim bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí