Trẻ viêm họng có thể dùng kháng sinh nào – mẹ cần biết

Nếu bé đang bị viêm họng, cha mẹ có thể rất muốn được bác sỹ kê đơn kháng sinh. Nhưng trong hầu hết trường hợp, bé không cần kháng sinh để chữa bệnh hô hấp như viêm họng. Vậy bé có thể dùng kháng sinh nào khi bị viêm họng, và lúc nào thì không cần dùng kháng sinh cho bé? Hãy cùng chuyên gia của Imunostim tìm hiểu:

Nguyên nhân gây viêm họng

Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi rút và không cần dùng kháng sinh. Chỉ khoảng 15 – 30% trẻ bị viêm họng là do liên cầu nhóm A gây ra, đặc biệt thường gặp ở các trẻ từ 3 – 15 tuổi. Hiếm khi có loại vi khuẩn nào khác ngoài liên cầu nhóm A gây viêm họng.

Một số cộng đồng dân cư có nguy cơ cao bị biến chứng thấp tim sau viêm họng do liên cầu nhóm A. Những đối tượng này nên được dùng kháng sinh dự phòng và xét nghiệm ngay nếu có thể.
Kháng sinh trẻ bị viêm họng

Cần đưa trẻ đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu bị viêm họng do liên cầu nhóm A

Một số lưu ý

  • Viêm họng cấp có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần.
  • Viêm họng cấp chủ yếu có thể chăm sóc tại nhà.

Thang điểm FeverPAIN để cha mẹ đánh giá mức độ sốt – đau họng ở trẻ (mỗi mục 1 điểm)

  • Sốt trong 24 giờ gần nhất
  • Không bị ho hay sổ mũi
  • Đã bị viêm họng trong vòng 3 ngày hoặc ít hơn
  • Amidan có mủ
  • Bị viêm amidan trầm trọng

Thang điểm Centor để cha mẹ đánh giá thêm (mỗi mục 1 điểm)

  • Amidan chảy mủ
  • Viêm hạch cổ nông hoặc viêm hạch (thấy sưng nóng và đau)
  • Tiền sử có triệu chứng sốt (>38oC)
  • Không ho

Đánh giá khi nào cần đưa bé đi khám

– Từ 0 – 1 điểm hoặc điểm Centor 0 – 2 điểm:

Không cần sử dụng kháng sinh.

Phụ huynh chỉ cần chăm sóc và điều trị triệu chứng đau họng và sốt cho trẻ tại nhà.

Nếu triệu chứng trầm trọng nhanh chóng, rõ ràng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 tuần, hoặc trẻ mệt mỏi hơn rất nhiều thì cần đưa bé đi khám bác sỹ để được kê đơn hợp lý.

– Từ 2 – 3 điểm:

Cần đi khám bác sỹ để được xét nghiệm và kê đơn, có thể không cần dùng kháng sinh.

Bác sỹ có thể kê đơn kháng sinh dự phòng, đơn chỉ dùng khi triệu chứng tăng nặng hoặc không cải thiện trong vòng 3 – 5 ngày sau khi khám. Kháng sinh có thể không giúp cải thiện mức độ trầm trọng và thời gian tồn tại các triệu chứng. Kháng sinh cũng có thể gây ra các phản ứng phụ như đau đầu hoặc tiêu chảy.

– Từ 4 – 5 điểm hoặc điểm Centor từ 3 – 4 điểm:

Cần đi khám bác sỹ ngay để được điều trị và chỉ định kháng sinh phù hợp.

Bác sỹ có thể kê đơn kháng sinh ngay lập tức hoặc kháng sinh dự phòng. Đơn kháng sinh dự phòng chỉ dùng khi triệu chứng tăng nặng hoặc không cải thiện trong vòng 3 – 5 ngày sau khi khám.

– Nếu trẻ đang bị bệnh mạn tính, thể trạng suy yếu, có nguy cơ cao bị bội nhiễm:

Cần đưa trẻ đi khám ngay để được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện.

Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám lại ngay nếu thấy các triệu chứng của trẻ trầm trọng nhanh chóng hoặc rõ rệt.

Điều này có thể do:

  • Trẻ có nguy cơ bị bệnh khác ảnh hưởng tới đường hô hấp.
  • Trẻ có dấu hiệu của bệnh khác hoặc tình trạng khác nghiêm trọng hơn.
  • Vi khuẩn đã kháng kháng sinh dùng trước đó ở trẻ.
Kháng sinh
Lựa chọn đầu tay
Phenoxymethylpenicillin (penicillin V)Trẻ từ 1 – 11 tháng tuổi: 62,5 mg x 4 lần hoặc 125 mg x 2 lần một ngày, trong 5 – 10 ngày

Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 125 mg x 4 lần hoặc 250 mg x 2 lần một ngày, trong 5 – 10 ngày

Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 250 mg x 4 lần hoặc 500 mg x 2 lần một ngày, trong 5 – 10 ngày

Trẻ từ 12 – 17 tuổi: 500 mg x 4 lần hoặc 1000 mg x 2 lần một ngày, trong 5 – 10 ngày
Lựa chọn thay thế đầu tay
ClarithromycinTrẻ từ 1 tháng – 11 tuổi:
- Dưới 8 kg: 7,5 mg/kg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày
- Từ 8 – 11 kg: 62,5 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày
- Từ 12 – 19 kg: 125 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày

- Từ 20 – 29 kg: 187,5 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày
- Từ 30 – 40 kg: 250 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày.
Trẻ từ 12 – 17 tuổi: 250 mg hoặc 500 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày.
ErythromycinTrẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi: 125 mg x 4 lần một ngày hoặc 250 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày

Trẻ từ 2 – 7 tuổi: 250 mg x 4 lần một ngày hoặc 500 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày

Trẻ từ 8 – 17 tuổi: 250 – 500 mg x 4 lần một ngày hoặc 500 – 1000 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày

Trong thực tế, bác sỹ có thể lựa chọn thay đổi liều phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh hoặc chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ (so sánh với chỉ số trung bình của các trẻ cùng độ tuổi). Dạng dùng thường là đường miệng, trừ phi trẻ không uống được.

Tham khảo theo hướng dẫn của Viện Sức khỏe và Thực hành lâm sàng Quốc gia NICE Anh Quốc

====================

Tóm lại, khi trẻ bị viêm họng, trước hết phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà, không tự ý sử dụng kháng sinh. Các triệu chứng viêm họng sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần mà không cần dùng thuốc gì. Nếu trẻ có nguy cơ bị viêm họng do liên cầu nhóm A (đánh giá theo các thang điểm) thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Để phòng bệnh viêm họng, bên cạnh các biện pháp như tăng cường dinh dưỡng, tiêm phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phụ huynh còn có thể sử dụng ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp để kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Để tìm hiểu về cách chăm sóc cho trẻ khi bị viêm họng cũng như hỗn hợp tăng miễn dịch hô hấp đường ngậm, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1800 8070 (miễn cước) trong giờ hành chính.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!