Viêm họng có mủ ở trẻ: triệu chứng và cách phòng tránh

Viêm họng có mủ hay viêm họng bựa trắng thông thường là một bệnh viêm họng cấp tính nặng. Bệnh thường gây biến chứng thấp tim, viêm cầu thận cấp… nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm họng có mủ ở trẻ

Do vi khuẩn. Thường là do liên cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Vi khuẩn lây truyền bằng đường nước bọt.

streptococcus thường gây ra viêm họng có mủ ở trẻ

Liên cầu khuẩn thường gây ra viêm họng mủ

Triệu chứng viêm họng có mủ ở trẻ

Đa số các trường hợp đều gặp phải các triệu chứng điển hình như:

  • Đau rát cổ họng, khô họng.
  • Trẻ khó nuốt, nuốt đau nói lên tai.
  • Tiếng nói bị khàn và khi nói bị nghẹt.
  • Hơi thở của trẻ thường xuyên có mùi hôi khó chịu.
  • Khi quan sát bằng mắt thường có thể thấy tại vùng họng có các hạt mủ màu trắng. Lớp mủ (bựa) này đầu tiên màu trắng kem sau trở lên vàng xám và chỉ khu trú ở amiđan và có thể dùng bông chùi đi mà không gây ra chảy máu.
  • Sưng hạch ở cổ hoặc xương hàm.
  • Trẻ sốt cao 38 – 39 độ C có rét rung hoặc ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi, nhức đầu nhiều.
  • Trẻ có thể buồn nôn, nôn mửa.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sỹ thường chẩn đoán nguyên nhân của đau họng có mủ trên cơ sở thăm khám và xét nghiệm.

Chẩn đoán xác định

  • Dựa vào sự khởi phát của bệnh.
  • Triệu chứng thực thể khi khám họng (lớp bựa trắng phủ lên bề mặt amiđan).

Xét nghiệm

  • Ngoáy họng để soi cấy tìm vi khuẩn: liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Hoặc xét nghiệm kháng nguyên, kiểm tra DNA.
  • Số lượng bạch cầu tăng trên 10.000.
  • Tốc độ máu lắng tăng cao, có thể có albumin trong nước tiểu.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác

  • Bệnh bạch hầu: thường xảy ra thành dịch. Khi khám họng thường thấy có giả mạc, giả mạc gắn chặt vào niêm mạc, khi bóc ra thì chảy máu, giả mạc mọc rất nhanh, lan ra các trụ và màn hầu, giả mạc không tan trong nước. Bệnh cảnh nhiễm trùng, nhiễm độc rõ. Hạch cổ, dưới cằm nổi nhiều và nhanh. Trước một bệnh nhân như vậy bao giờ cũng ngoáy họng để cấy khuẩn.
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân: hạch cổ to, suy nhược, viêm họng trắng, loét họng. Trong máu tế bào đơn nhân tăng cao.

Giả mạc trong bệnh bạch hầu khác với mủ/ bựa trắng trong viêm họng có mủ

Giả mạc trong bệnh bạch hầu khác với mủ/ bựa trắng trong viêm họng mủ

Điều trị viêm họng có mủ ở trẻ

  • Điều trị kháng sinh bệnh diễn biến tốt, thuyên giảm trong vòng 24 giờ.
  • Hạ sốt bằng paracetamol cho trẻ, tuyệt đối không sử dụng aspirin.
  • Điều trị tại chỗ: súc họng bằng nước muối loãng, khí dung.
  • Cắt amiđan khi bệnh ổn định theo tư vấn của bác sỹ.

Biến chứng viêm họng có mủ

Bệnh thường kéo dài 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây nên các biến chứng vào tuần thứ hai, thứ ba.

  • Biến chứng viêm họng mủ tại chỗ như gây áp xe hoặc hiện tượng viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan…
  • Biến chứng viêm họng mủ gần gây ra các bệnh khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Biến chứng bệnh viêm họng mủ xa gây nên các bệnh thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng huyết…

Hướng dẫn phòng tránh bệnh viêm họng mủ hiệu quả

Viêm họng có mủ là một trong các bệnh có thể lây nhiễm. Do đó, ta cần thực hiện tốt phương pháp phòng tránh bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh:

  • Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh như bát, đũa, khăn mặt… Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng và đặc biệt là chỗ ngủ.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ. Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh. Nếu có thể, thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Bổ sung thêm một số loại vitamin cho cơ thể như vitamin C, kẽm…
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Tránh không ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, ảnh hưởng tới họng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng - cách phòng tránh viêm họng có mủ hiệu quả

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng – cách phòng tránh viêm họng hiệu quả

Hiện nay, chưa có loại vắc xin đặc hiệu cho bệnh viêm họng. Tuy nhiên, IgA, một loại kháng thể có trong dịch nhầy niêm mạc hô hấp lại có nhiều tác dụng như chống vi khuẩn, chống virus, trung hòa độc tố, giúp bảo vệ đường hô hấp cực kỳ hiệu quả.

Hỗn hợp ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp được sử dụng tại châu Âu nhiều năm nay giúp kích thích tăng kháng thể IgA trên đường hô hấp và tăng cả đề kháng toàn thân. Ly giải tế bào vi khuẩn có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp, từ đó giúp phòng ngừa, giảm tái phát và mau hồi phục khi bị bệnh. Vì tăng cường miễn dịch không đặc hiệu là IgA nên chế phẩm có tác dụng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, tuy nhiên, nên sử dụng nhiều lần mỗi năm để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Để tìm hiểu về cách phòng chống Viêm họng cho trẻ cũng như hỗn hợp tăng miễn dịch hô hấp đường ngậm, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1800 8070 (miễn cước) trong giờ hành chính.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!