Viêm họng cấp ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp vào mùa lạnh và xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì chứng bệnh này sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm, khiến cho tình trạng bệnh của con bạn có nguy cơ biến chứng và dẫn đến những hậu quả khôn lường về sau.

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh viêm họng cấp ở trẻ và cách điều trị bệnh này.

trẻ viêm họng sốt cao

Trẻ viêm họng sốt cao

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm họng cấp khá phổ biến, thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan.

Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởi virut (cúm, sởi, Adenovirus…), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophillus influenzae..hay các vi khuẩn khác sẵn có ở họng). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes).

Đây là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida)

Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như

  • Thay đổi thời tiết.
  • Thời tiết lạnh, ẩm.
  • Nụi bẩn, bụi công nghiệp.
  • Các khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) và có thể do tác động của rượu.

Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi tắm ở những nơi không kín gió, có gió lùa, tắm nước lạnh, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay.

Bệnh cũng có thể xuất hiện khi đang ở trong nóng chuyển sang ngồi phòng máy lạnh hay khi gặp thời tiết thay đổi thất thường, lúc giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.

vệ sinh răng miệng cho trẻ

Vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng ngừa viêm họng cấp

Chăm sóc vệ sinh ăn uống cho trẻ:

  • Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt.
  • Cần ăn thêm rau, trái cây.
  • Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.
  • Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.
  • Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần súc miệng nước muối pha loãng thường xuyên.
  • Với những bệnh nhân nhỏ tuổi có thể được bôi vào họng một số loại thuốc đặc trị, nhỏ nước mũi…

Biểu hiện của viêm họng cấp

  • Bệnh viêm họng cấp thường được khởi phát đột ngột, người bệnh sẽ bị sốt cao từ 38 – 40 độ C, rát họng, nuốt đau.
  • Bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần sẽ trở thành cảm giác đau rát, tăng lên ngay khi nuốt, khi nói và khi ho.
  • Người bạn sẽ bị đau lên tai và đau nhói khi nuốt.
  • Các triệu chứng kèm theo có thể là sụt sịt, tắc mũi và còn chảy ra nước mũi nhày, tiếng nói bị ho và khàn.
  • Hai amidan bị viêm, trên các bề mặt amidan có chất nhầy nước trong, và có thêm bựa trắng như nước, cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.

Viêm họng cấp bởi virus:

  • Nhức đầu,
  • Đau rát họng ,
  • Xuât hiện ở phía thành sau của họng.

Viêm họng cấp do virus APC:

  • Sẽ xuất tiết mũi,
  • Viêm màng tiếp hợp
  • Sưng hạch cổ.

Tình trạng viêm mũi họng cấp khi trời tiết chuyển mùa được diễn ra từ 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng có thể sẽ mất đi rất nhanh.

Nhưng khi mà sức đề kháng yếu thì bệnh diễn ra phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây ra biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản hoặc trở thành mãn tính.

Hoặc là thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp và tác nhân gây bệnh bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A.

viêm họng cấp ở trẻ

Biến chứng của viêm họng cấp

  • Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản, VA quá phát ở trẻ nhỏ và nguy hiểm hơn là có thể bị nhiễm khuẩn huyết. …
  • Nhiều trường hợp bị viêm họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A có thể gây ra viêm cầu thận thấp, thấp tim.
  • Viêm họng cấp nếu như không được phát hiện và điều trị ngay thì rất dễ chuyển sang viêm họng mãn tính tái lại nhiều lần.
  • Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em.
  • Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

Biểu hiện của biến chứng

Trẻ bị sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác.

Sưng khớp và khớp di chuyển từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

Trẻ có biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.

cách chữa trị viêm họng cấp ở trẻ

Cách chữa trị

Đầu tiên, cần hạ sốt ngay nếu bệnh nhân sốt cao. Bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

  • Viêm họng do vi khuẩn
  • Viêm họng do virus gây ra.

Với từng trường hợp này lại có những loại thuốc điều trị khác nhau.

Nếu trẻ sốt

Cần bù lượng nước và chất điện dải bằng cách cho trẻ uống dung dịch Oresol với liều lượng như sau: bé dưới 2 tuổi dùng 50 ml/lần, 2-3 lần/ngày; bé 2-6 tuổi dùng 100 ml/lần, 2-3 lần/ngày; trẻ 6-12 tuổi dùng 150 ml/lần, 2-3 lần/ngày.

Không nhỏ mũi cho trẻ bằng các thuốc co mạch kéo dài như Otrivin… không để bé tự dùng tay móc mũi, dụi mũi.

Lưu ý đối với em bé dưới 12 tháng tuổi khi bị sốt lên tới trên 38°C thì cần đưa bé đi khám, trẻ sốt cao dễ dẫn tới co giật.

Cần tuân thủ những hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ đặt ra, dùng thuốc đủ liều, không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng cấp cho bé.

Quan trọng là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ dậy rất có tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh viêm họng

Trường hợp do virus

Trong trường hợp này không nên dùng thuốc kháng sinh.

Vì kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus nên không thể phát huy tác dụng chữa bệnh trong trường hợp này.

Hơn nữa, còn có thể gây tác dụng phụ có hại cho sức khoẻ của bạn.

Những loại thuốc thường được sử dụng để chữa trị viêm họng do virus bao gồm:

  • Nhóm thuốc hạ sốt: nếu viêm họng gây sốt cao, trên 38 độ C thì cần dùng thuốc hạ sốt để làm giảm cơn sốt
  • Nhóm thuốc điều trị triệu chứng ho: những loại thuốc có tác dụng giảm ho như siro ho, thuốc ho bổ phế, hoặc dùng những loại thảo dược làm giảm cơn ho và cơn đau rát họng

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng loại thuốc này để cắt cơn ho vì ho cũng là một phản ứng cần thiết để đẩy virus, đờm có trong cổ họng ra ngoài.

  • Dùng nhóm thuốc chống viêm, tiêu đờm
  • Nhóm thuốc giúp ổn định độ pH, trung hoà axit trong miệng

Ngoài ra, cũng cần tăng cường uống nhiều nước, ăn hoa quả, bổ sung nhiều vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng và phòng chống dịch bệnh cho cơ thể, giúp bệnh nhanh được đẩy lui hơn.

tăng cường sức đề kháng bằng vitamin c

Vitamin giúp bé tăng sức đề kháng và giảm cơn đau rát họng

Trường hợp viêm họng do vi khuẩn:

Trường hợp viêm họng cấp có sốt, viêm họng do vi khuẩn thì cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh

Có thể khí dung mũi họng bằng các dung dịch chứa tinh dầu bạc hà, thuốc chống viêm…

Với tình trạng viêm họng do vi khuẩn nếu được điều trị đúng kháng sinh bệnh sẽ dần thuyên giảm sau khoảng 2 – 3 ngày.

Nếu sau 2 – 3 ngày mà bệnh không khỏi thì cần đi khám lại để bác sỹ chỉ định loại thuốc thích hợp hơn tránh để bệnh kéo dài rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Các biện pháp phòng ngừa viêm họng cấp ở trẻ

Vệ sinh răng miệng:

Để có thể phòng tránh viêm họng cấp, cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, mũi, họng mỗi ngày.

Chúng ta cần đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ tối và sau khi sáng thức dậy để tạo thành một thói quen dần dần, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Chú ý:

Nên tắm bằng nước ấm đặc biệt là với những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng cấp đã tái lại nhiều lần.

Chú ý, khi tắm xong phải lau người khô trước khi mặc quần áo vào dù vào bất cứ mùa nào. Cũng lưu ý với bạn là không nên ngồi điều hoà lạnh hay trước quạt sau khi vừa tắm xong.

Khi bị viêm họng bạn cần đi khám ngay, tốt hơn là nên khám ở các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng hay các phòng khám đa khoa để có thể nhanh chóng xác định được chính xác bệnh và có phương pháp điều trị ngay từ những ngày đầu không nên để bệnh diễn tiến vài 3 ngày mới đi khám.

  • Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày.
  • Không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với bệnh nhân
  • Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng cấp tính.
  • Tăng cường miễn dịch không đặc hiệu: Vitamin C, Kẽm, đường beta glucan, ly giải vi khuẩn đường ruột

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Bình luận về bài viết

  1. Dung đã bình luận

    Bsi cho e hỏi.Bé nhà e 16 tháng sốt đã 2 hôm nay. Bé bỏ ăn cháo chỉ uống sữa. K ho . K sổ mũi thì là bệnh gì ạ

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn,
      Tình trạng bé sốt mà bỏ ăn cháo, chỉ uống sữa, không ho, không sổ mũi, có thể là bé bị sưng amidan trong bệnh lý đường hô hấp trên. Bạn nên cho bé đi kiểm tra tại cơ sở nhi khoa xem nhé.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe,

  2. chau Thúy đã bình luận

    cháu nhà em bị sốt sau khi xét nghiệm được chẩn đoán Viêm họng cấp tính. Nhờ bs tư vấn

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn,
      Thường thì nguyên nhân gây viêm họng cấp là do virus, tuy nhiên nếu có sốt cao và giảm bạch cầu, bác sỹ sẽ kê cho bé kháng sinh dự phòng bội nhiễm. Còn thuốc ho thì không được khuyên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để làm dịu họng, sát trùng họng cho bé như Broncamil Bimbi http://fitobimbi.delap.vn/sp/broncamil-bimbi/ Bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước để làm loãng đờm, giảm ho, tích cực bổ sung dinh dưỡng, cho bé uống nước hoa quả bổ sung vitamin. Nếu chăm sóc tốt tình trạng của con sẽ sớm cải thiện. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé sử dụng Imunostim để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể bé chống lại tác nhân gây bệnh và chóng hồi phục hơn.
      Bạn có thể gọi vào tổng đài 1800 8070 (miễn phí) hoặc hotline 0976807722 để được tư vấn cụ thể hơn.
      Chúc bé mau khỏi bệnh.

  3. Phương đã bình luận

    Chào bác sĩ,con trai em năm nay 4 tuổi cháu bị viêm Amiđan và sưng to.em có đưa cháu đi khám và bác sĩ nói đợi lớn hơn sẽ cắt Amiđan.nhưng mất ngày nay thời tiết chuyển mùa nên em thấy cháu bi ho và nôn trớ.cho em hỏi giờ em phải làm sao ạ.em hay cho cháu ngậm nước muối có được k ạ?cảm ơn bác sĩ.

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn,

      Tình trạng ho, nôn trớ của bé rất có thể do bé lại viêm amidan tái phát. Bạn có thể cho bé ngậm nước muối để sát trùng hầu họng qua cho bé. Nếu bé không sốt, soi amidan không thấy có mủ, có mùi hôi thì bạn chỉ cần chăm sóc tốt cho bé tại nhà, tăng cường cho bé uống nước, tăng cường dinh dưỡng. Nếu chăm sóc tốt thì một thời gian sau bé sẽ tự khỏi, không cần dùng đến kháng sinh.

      Trong giai đoạn này, bạn cũng có thể cho bé dùng xịt họng Golanil để sát trùng họng, dạng xịt dễ dùng và cũng sẽ giúp bé đỡ đau rát họng, đỡ ho hơn http://fitobimbi.delap.vn/sp/tbyt-golanil-junior/ Bạn có thể cho bé dùng thêm Imunostim để tăng đề kháng, giúp cơ thể bé tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ bội nhiễm cho bé: https://imunostim.vn/gs-imunostim-junior/ Sản phẩm rất phù hợp để dùng khi bé đang bị viêm đường hô hấp cấp.

      Nếu bé có các triệu chứng khiến bạn lo lắng, hoặc tình trạng bệnh trở nặng hơn thì bạn nên đưa bé đi khám bác sỹ kịp thời.

      Chúc bé sớm khỏe lại.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!