Vắc xin cho trẻ - Imunostim Đột phá miễn dịch hô hấp từ Châu Âu Thu, 26 Jul 2018 06:18:55 +0000 vi-VN hourly 1 https://baovehohap.com.vn/wp-content/uploads/2018/04/cropped-_trans_gs-imunostim-junior-e1523333323985-32x32.png Vắc xin cho trẻ - Imunostim 32 32 Các loại vắc xin hô hấp trẻ em, mẹ cần biết – Vắc xin phế cầu https://baovehohap.com.vn/cac-loai-vac-xin-ho-hap-tre-em-me-can-biet-vac-xin-phe-cau-2845/ https://baovehohap.com.vn/cac-loai-vac-xin-ho-hap-tre-em-me-can-biet-vac-xin-phe-cau-2845/#respond Wed, 24 Jan 2018 05:12:51 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=2845 Một trong 3 lời khuyên để phòng chống bệnh hô hấp cho trẻ là tiêm phòng đầy đủ. Vậy, mẹ có biết nên tiêm phòng gì để phòng bệnh hô hấp cho trẻ chưa? Mẹ hãy cùng Imunostim cập nhật các loại Vắc xin hô hấp thiết yếu cho trẻ nhé! Trong phần trước, Imunostim […]

Bài viết Các loại vắc xin hô hấp trẻ em, mẹ cần biết – Vắc xin phế cầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Một trong 3 lời khuyên để phòng chống bệnh hô hấp cho trẻ là tiêm phòng đầy đủ. Vậy, mẹ có biết nên tiêm phòng gì để phòng bệnh hô hấp cho trẻ chưa? Mẹ hãy cùng Imunostim cập nhật các loại Vắc xin hô hấp thiết yếu cho trẻ nhé!

Trong phần trước, Imunostim đã giới thiệu về Vắc xin Cúm với các bạn đọc, phần này hãy cùng Imunostim tìm hiểu về loại Vắc xin phòng bệnh do Phế cầu khuẩn gây ra, Vắc xin phế cầu.

Vac xin phe cau

Vắc xin phế cầu giúp phòng ngừa nhiễm trùng do Streptococcus pneumoniae gây ra

Vắc xin phế cầu là gì?

Vắc xin ngừa phế cầu có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, với mục đích phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu (Streptococcus pneumoniae) như: Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính.

Vắc xin phế cầu là vắc xin dịch vụ phải trả phí khi tiêm, được tiêm cho trẻ tại các phòng tiêm vắc xin dịch vụ trong cả nước.

Thành phần

Các loại vắc xin phế cầu có chứa Polysaccharide của Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), các týp huyết thanh 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F. Tùy từng sản phẩm có thể có thêm các giải độc tố một vài loại vi khuẩn khác như H. influenza, Uốn ván, Bạch hầu…

Đường dùng: Tiêm bắp. Vị trí tiêm thích hợp là mặt trước bên đùi của trẻ nhỏ và cơ delta cánh tay ở trẻ lớn.

Cách dùng

Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. 

Có thể sử dụng 1 trong 2 phác đồ cơ bản sau:

  • Liệu trình 3 + 1 (được khuyến cáo sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu): liều 1 có thể dùng bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi (nhưng thường sử dụng khi 2 tháng tuổi). Liều thứ 2 cách liều thứ 1 tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 3 cách liều thứ 2 tối thiểu cũng 1 tháng. Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ 3 tối thiểu 6 tháng.
  • Liệu trình 2 + 1: (được sử dụng để thay thế phác đồ 3 +1): Liều đầu tiên có thể dùng khi trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 2 tháng. Liều nhắc lại cách liều thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
  • Phác đồ cho trẻ sinh non (ít nhất sinh non từ 27 tuần tuổi thai): Chủng ngừa Vắc xin phế cầu khi trẻ được 2 tháng tuổi, và sử dụng phác đồ cơ bản 3 +1 ở trên.

Trẻ lớn từ 7 – 11 tháng tuổi (chưa được tiêm phòng Vắc xin phế cầu trước đó)

  • Sử dụng lịch trình 2 liều tiêm 0,5ml. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 1 tháng.
  • Liều nhắc lại (liều thứ 3) được tiêm khi trẻ hơn 1 tuổi, tuy nhiên phải cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ lớn từ 1 đến 5 tuổi (chưa được tiêm phòng Vắc xin phế cầu trước đó)

  • Lịch trình tiêm 2 liều. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tháng.
  • Không cần phải tiêm nhắc lại.

Tác dụng

Tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn (Streptococcus pheumoniae) tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F (Viêm phổi, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính).

Tác dụng không mong muốn

  • Rất thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/10): chán ăn, chóng mặt, kích thích, đau, đỏ, sưng tại chỗ tiêm, sốt ≥ 38 oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi).
  • Thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/100 và < 1/10): Chai cứng chỗ tiêm, sốt >39oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi), sốt ≥ 38 oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ 2 -5 tuổi).
  • Không thường gặp (tỉ lệ ≥ 1/1000 và <1/100): quấy khóc bất thường, ngừng thở ở trẻ non tháng, tiêu chảy, nôn, u máu tại chỗ tiêm, chảy máu và nốt sưng nhỏ, sốt > 40oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ < 2 tuổi), sốt > 39oC (đo nhiệt độ hậu môn trẻ 2 -5 tuổi)
  • Hiếm (tỉ lệ ≥ 1/10.000 và < 1/1000 ): Viêm da dị ứng, viêm da không điển hình, chàm, co giật do sốt và không do sốt, phát ban, mày đay, giảm trương lực – giảm đáp ứng.

Chống chỉ định & thận trọng:

  • Nên trì hoãn tiêm ở những người đang sốt cao cấp tính.
  • Không được tiêm Vắc xin phế cầu theo đường tĩnh mạch hoặc đường trong da với bất kỳ hoàn cảnh nào.
  • Thận trọng khi tiêm cho những người giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ rối loạn đông máu nào.
  • Vắc xin phế cầu không thể ngăn ngừa được tất cả các tuýp huyết thanh khác ngoài các tuýp đã có trong thành phần vắc xin.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, có thể giảm mức độ đáp ứng kháng thể đối với miễn dịch chủ động.
  • Đối với trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh do phế cầu (như trẻ mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm, suy lách, nhiễm HIV, mắc các bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch). Liệu trình tiêm phòng Vắc xin phế cầu thích hợp nên tiến hành khi trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Việc dùng Paracetamol để dự phòng sốt sau tiêm phòng có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin phế cầu
  • Cần chú ý đến nguy cơ ngừng thở tiềm tàng và cần phải theo dõi hô hấp trong vòng 48-72h sau khi chỉ định tiêm phòng cho các đối tượng trẻ sinh non tháng (sinh ≤ 28 tuần tuổi thai kỳ). Đặc biệt là đối với các trẻ có tiền sử chưa trưởng thành về hệ hô hấp trước đó. Do lợi ích của tiêm phòng đạt được cao ở các nhóm trẻ này, việc tiêm phòng không nên ngừng hoặc bị trì hoãn.
  • Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác, phải luôn chuẩn bị sẵn các phương tiện y tế để đề phòng shock phản vệ.

Lựa chọn mới, Vắc xin hô hấp dạng ngậm

Trong trường hợp trẻ không thể tiêm Vắc xin phế cầu vì dị ứng, sốc phản vệ, trẻ không hợp tác khi tiêm… các mẹ vẫn có thể lựa chọn chế phẩm hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm Imunostim để kích thích cơ thể tăng sinh miễn dịch, đặc biệt là IgA trên niêm mạc đường hô hấp có tác dụng bất hoạt nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, trong đó có phế cầu khuẩn. Ngoài ra, trong thành phần ly giải vi khuẩn của Imunostim cũng có chứa vi khuẩn Streptococcus pyogenes cùng họ với phế cầu khuẩn nên có tác dụng bảo vệ chéo.

Imunostim được ví như một loại vắc xin đường miệng, sử dụng phổ biến tại châu Âu nhiều năm với tác dụng chống viêm nhiễm đường hô hấp, chống cúm… đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ. Nghiên cứu tại CH Séc cho thấy sử dụng Imunostim giúp giảm tới 50% nguy cơ viêm đường hô hấp trong mùa Đông.

 

Bài viết Các loại vắc xin hô hấp trẻ em, mẹ cần biết – Vắc xin phế cầu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/cac-loai-vac-xin-ho-hap-tre-em-me-can-biet-vac-xin-phe-cau-2845/feed/ 0
Các loại vắc xin hô hấp trẻ em, cập nhật mới nhất 2018, Vắc xin Cúm https://baovehohap.com.vn/cac-loai-vac-xin-ho-hap-tre-em-cap-nhat-moi-nhat-2018-me-can-biet-2741/ https://baovehohap.com.vn/cac-loai-vac-xin-ho-hap-tre-em-cap-nhat-moi-nhat-2018-me-can-biet-2741/#comments Tue, 16 Jan 2018 09:56:54 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=2741 Một trong 3 lời khuyên để phòng chống bệnh hô hấp cho trẻ là tiêm phòng đầy đủ. Vậy, mẹ có biết nên tiêm phòng gì để phòng bệnh hô hấp cho trẻ chưa? Mẹ hãy cùng Imunostim cập nhật các loại Vắc xin hô hấp thiết yếu cho trẻ nhé! Trên thực tế, ngoài […]

Bài viết Các loại vắc xin hô hấp trẻ em, cập nhật mới nhất 2018, Vắc xin Cúm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Một trong 3 lời khuyên để phòng chống bệnh hô hấp cho trẻ là tiêm phòng đầy đủ. Vậy, mẹ có biết nên tiêm phòng gì để phòng bệnh hô hấp cho trẻ chưa? Mẹ hãy cùng Imunostim cập nhật các loại Vắc xin hô hấp thiết yếu cho trẻ nhé!

Trên thực tế, ngoài các loại vắc xin bắt buộc tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng là Vắc xin Lao, Vắc xin ho gà, Bạch hầu dành cho đường hô hấp, các chuyên gia khuyên phụ huynh nên cân nhắc 3 loại vắc xin tiêm tự nguyện là: Vắc xin Cúm, Vắc xin phế cầu, Vắc xin viêm phổi.

Sau đây, Imunostim sẽ giới thiệu chi tiết thông tin về 3 loại vắc xin trên để phụ huynh có lựa chọn thích hợp.

Vắc xin phòng cúm

Vac xin Cum

Tiêm vắc xin hô hấp đầy đủ là một cách bảo vệ đường hô hấp trẻ

Vắc xin Cúm gồm các chủng virus theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO cho cúm mùa dùng cho Người lớn và Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

Thành phần: Các chủng cúm phổ biến được bất hoạt như Cúm A H1N1; Cúm A H3N2 và chủng cúm tuýp B.

Đường dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm sâu dưới da.

Cách dùng:

  • Trước khi dùng nên để vắc xin trở về nhiệt độ phòng.
  • Lắc trước khi dùng.
  • Quan sát bằng mắt thường, không dùng vắc xin khi quan sát thấy có phần tử lạ trong hỗn dịch vắc xin.

Tác dụng:

  • Sau khi tiêm Vắc xin Cúm hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ phòng bệnh cúm. Bất kỳ thành phần nào của vắc xin không thể gây ra bệnh cúm sau khi tiêm vắc xin.
  • Khoảng 2 -3 tuần sau khi tiêm Vắc xin Cúm, sẽ có hiệu quả phòng bệnh cúm với các chủng virus có trong vắc xin.
  • Vắc xin không có hiệu quả bảo vệ phòng cúm với các chủng virus không có trong vắc xin.
  • Thời gian duy trì miễn dịch của vắc xin thường tồn tại từ 6 -12 tháng. Hơn nữa các chủng virus cúm rất nhiều, lây truyền nhanh chóng và thường xuyên thay đổi hàng năm. Vì vậy phải tiêm phòng cúm hàng năm.
  • Bệnh cúm thường ủ bệnh trong vài ngày, nếu tại thời điểm tiêm vắc xin cúm bệnh nhân đã nhiễm cúm thì sau khi tiêm vắc xin vẫn có thể bị bệnh.
  • Vắc xin không có khả năng bảo vệ phòng ngừa cảm lạnh (Cảm lạnh có các triệu chứng thường giống với bệnh cúm).

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp: đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ, đau khớp, quấy khóc, cáu kỉnh, buồn ngủ, tiêu chảy, sốt, run rẩy, chán ăn, chóng mặt, tăng đổ mồ hôi; đau, sưng, đỏ, cứng, ngứa chỗ tiêm.
  • Không thường gặp: sưng hạch cổ, nách, bẹn; nôn, mày đay, triệu chứng giống cúm; xuất huyết, nóng chỗ tiêm.
  • Hiếm gặp: Cảm giác tê hay như kiến bò (dị cảm), giảm cảm nhận xúc giác, cảm giác tê hay đau yếu cánh tay, đau dọc đường đi của dây thần kinh.
  • Các tác dụng không mong muốn khác ko rõ tần suất và chưa chứng minh được liên quan đến việc tiêm vắc xin: co giật, viêm não tủy, viêm thần kinh, hội chứng Guillain – Barré, viêm mạch máu, giảm tiểu cầu…

Chống chỉ định & thận trọng:

  • Không dùng Vắc xin Cúm khi dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin bao gồm cả tá dược và các thành phần như: ovalbumin, protein của gà, neomycin, formandehyde, octoxinol-9.
  • Hoãn tiêm vắc xin ở các đối tượng đang sốt cao, sốt vừa hoặc bị bệnh cấp tính.

Lưu ý:

Sau khi tiêm 30-45 ngày vắc xin Cúm mới phát huy tác dụng nên phải tiêm vắc xin Cúm trước khi vào mùa.

Vắc xin Cúm không có giá trị bảo vệ 100% chống Cúm nhất là các chủng Cúm mới. Hiệu lực bảo vệ của Vắc xin Cúm tối đa khoảng 70%.

Đặc biệt cẩn trọng khi tiêm vắc xin cúm với hai trường hợp sau:

  • Người có đáp ứng miễn dịch kém: Bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
  • Rối loạn đông máu hay dễ bị bầm tím.

Vì lý do gì đó phải xét nghiệm máu sau khi tiêm vắc xin vài ngày phải thông báo cho bác sỹ biết bởi kết quả xét nghiệm máu có thể bị dương tính giả sau khi tiêm vắc xin cúm.

Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác, không phải ai tiêm Vắc xin Cúm cũng được bảo vệ. Và phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện nội khoa để đề phòng các trường hợp dị ứng hoặc sock phản vệ sau khi tiêm vắc xin.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

  • Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất vắc xin thì vắc xin Cúm chứa các chủng Cúm bất hoạt không gây nên tác dụng bất lợi nào trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, thành phần chất bảo quản vắc xin Cúm có chứa Thủy ngân có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi tiêm phòng Cúm.

Lựa chọn chống Cúm bằng vắc xin ngậm

Trong trường hợp trẻ không thể tiêm Vắc xin phòng Cúm vì lo ngại tác dụng bất lợi, sốc phản vệ, trẻ không hợp tác khi tiêm… các mẹ vẫn có thể lựa chọn chế phẩm hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm Imunostim để kích thích cơ thể tăng sinh miễn dịch, đặc biệt là IgA trên niêm mạc đường hô hấp có tác dụng bất hoạt nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus Cúm, độc tố. Imunostim được ví như một loại vắc xin đường miệng, sử dụng phổ biến tại châu Âu nhiều năm với tác dụng chống viêm nhiễm đường hô hấp, chống cúm… đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ. Nghiên cứu tại CH Séc cho thấy sử dụng Imunostim giúp giảm tới 50% nguy cơ viêm đường hô hấp trong mùa Đông.

Xem thêm: Các loại vắc xin hô hấp trẻ em, mẹ cần biết – Vắc xin phế cầu

                    Vắc xin hô hấp dạng ngậm cho trẻ

Bài viết Các loại vắc xin hô hấp trẻ em, cập nhật mới nhất 2018, Vắc xin Cúm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/cac-loai-vac-xin-ho-hap-tre-em-cap-nhat-moi-nhat-2018-me-can-biet-2741/feed/ 2