viêm phổi trẻ em - Imunostim Đột phá miễn dịch hô hấp từ Châu Âu Thu, 27 May 2021 09:26:31 +0000 vi-VN hourly 1 https://baovehohap.com.vn/wp-content/uploads/2018/04/cropped-_trans_gs-imunostim-junior-e1523333323985-32x32.png viêm phổi trẻ em - Imunostim 32 32 Viêm phổi ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị https://baovehohap.com.vn/viem-phoi-o-tre-em-tong-quan-5830/ https://baovehohap.com.vn/viem-phoi-o-tre-em-tong-quan-5830/#comments Tue, 07 Aug 2018 18:18:04 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=5830 Viêm phổi ở trẻ em thường là biến chứng của các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ước tính mỗi năm 1 trẻ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5 đến 8 lần. Và cứ 4 trường hợp thì có 1 trường hợp bệnh tiến triển thành viêm phổi […]

Bài viết Viêm phổi ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Viêm phổi ở trẻ em thường là biến chứng của các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ước tính mỗi năm 1 trẻ dưới 5 tuổi có thể bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 5 đến 8 lần. Và cứ 4 trường hợp thì có 1 trường hợp bệnh tiến triển thành viêm phổi và cần phải được điều trị tích cực.

viêm phổi ở trẻ em rất nguy hiểm

Viêm phổi có thể gây biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong ở trẻ (ảnh minh họa)

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây viêm phổi ở trẻ em

Nguyên nhân:

  • Vi rút: thường là vi rút hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, virus cúm, á cúm. Các chủng vi rút gây bệnh hô hấp thường phát triển mạnh khi giao mùa.
  • Vi khuẩn: có nhiều loại.
  • Ký sinh trùng, nấm: thường là nấm Candida albicans gây tưa miệng, có thể gây viêm phế quản phổi.

Yếu tố thuận lợi:

  • Hoàn cảnh về kinh tế – xã hội không thuận lợi như: tiện nghi, nguồn nước, nhà vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu…
  • Ô nhiễm không khí trong nhà, ô nhiễm khói thuốc lá, môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh,
  • Gia đình có người mắc bệnh lao.
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không đúng cách: trẻ không bú mẹ đầy đủ, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, kẽm… , không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
  • Do thể trạng trẻ: trẻ đẻ non, cân nặng thấp khi sinh, dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải …
  • Do điều kiện tự nhiên: giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.

Khói thuốc lá nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ em

Khói thuốc lá là yếu tố thuận lợi gây viêm phổi ở trẻ em (ảnh minh họa)

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em

Các triệu chứng thường rất đa dạng và phức tạp:

  • Giai đoạn sớm: có thể chỉ sốt nhẹ, húng hắng ho, chảy nước mắt, nước mũi, thở khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…
  • Giai đoạn sau: trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, thở co lõm lồng ngực, trẻ bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi… Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.

Lưu ý: Xác định trẻ có thở nhanh hay không bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong đủ 1 phút. Trẻ được coi là thở nhanh nếu:

  • Trẻ < 2 tháng tuổi, nhịp thở > 60 lần/phút.
  • Trẻ 2 – 11 tháng tuổi, nhịp thở > 50 lần/phút.
  • Trẻ 12 – 60 tháng tuổi, nhịp thở > 40 lần/phút.

Xem thêm: Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Điều trị viêm phổi ở trẻ em tại nhà

Khi bị viêm phổi, trẻ không phải lúc nào cũng cần nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Khi này, bốn công việc cần phải làm là:

1. Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp:

Đây là điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh. Cha mẹ cần nhận biết đúng: dạng thuốc được chỉ định, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc. Không được tự ý ngưng thuốc dù trẻ cho dù trẻ đã giảm hoặc hết hẳn triệu chứng bệnh.

2. Điều trị các triệu chứng kèm theo (sốt, khò khè, …)

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ.

3. Chế độ chăm sóc trẻ thích hợp tại nhà

Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh và khi vừa khỏi bệnh. Cần làm thông thoáng đường thở bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú để làm loãng đàm, dịu họng – giảm ho và tránh mất nước.

Cần lưu ý ho chính là 1 phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, để trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy, không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này ở trẻ. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu như: nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng, … cha mẹ mới cần cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn.

4. Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại

Bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng. Đây cũng là một phần quan trọng trong điều trị.

Tái khám theo hẹn: Trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không

Tới gặp bác sỹ ngay:

Lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến bệnh viện nếu thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Thở khó khăn hơn (thở nhanh hơn, thở co lõm lồng ngực)
  • Trẻ không thể uống được nước
  • Trẻ trở nên mệt hơn, phản xạ kém

Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

Viêm phổi ở trẻ em: cho trẻ uống nước

Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng – giảm ho và tránh mất nước.

Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách

Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em

  • Tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh: khói thuốc lá, khói xe, những người đang mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp (vì vi khuẩn có thể nằm trong không khí khi họ hắt hơi, sổ mũi)… Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, không ẩm mốc. Vệ sinh cá nhân đầy đủ và đều đặn để trẻ không bị nhiễm các vi rút, vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
  • Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin: bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (HiB), phế cầu, cúm…
  • Phát hiện sớm các biểu hiện viêm đường hô hấp nói chung ở trẻ để chăm sóc và điều trị kịp thời.
  • Đảm bảo cho trẻ có sức khỏe tốt, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng.

—————————————————

Hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp: giải pháp mới từ châu Âu phòng các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi ở trẻ.

Đây là xu hướng mới nhất trên thế giới có tác dụng đặc hiệu chống nhiễm khuẩn với nhiều ưu điểm mà các giải pháp khác không có. Sử dụng Ly giải tế bào vi khuẩn có tác dụng trên nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm tùy loại ly giải vi khuẩn được sử dụng. Hỗn hợp ly giải vi khuẩn đường hô hấp đặc biệt phù hợp với những trẻ hay ốm, sức đề kháng kém, trẻ dễ bị viêm đường hô hấp cấp tính, có nguy cơ viêm phổi cao.

GS Imunostim là một sản phẩm như vậy. GS Imunostim chứa Ly giải 3 chủng vi khuẩn thường gây bệnh hô hấp được sử dụng dạng ngậm có tác dụng kích thích miễn dịch toàn thân và miễn dịch tại chỗ, tăng gấp 4 lần khả năng bảo vệ so với dạng uống thông thường. Hỗn hợp này cũng đã có nghiên cứu lâm sàng tại SÉC cho thấy 93% số người dùng thấy hiệu quả sau 1 liệu trình sử dụng.

Theo PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, GS Imunostim có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp, từ đó giúp phòng ngừa, giảm tái phát và mau hồi phục khi bị bệnh. Vì tăng cường miễn dịch không đặc hiệu là IgA nên chế phẩm có tác dụng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, tuy nhiên, nên sử dụng nhiều lần mỗi năm để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

 PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng tư vấn 3 biện pháp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh hô hấp cho bé 

Chia sẻ của các mẹ đã sử dụng Đột phá miễn dịch hô hấp GS Imunostim

Xem thêm: Bé 2 tuổi hết viêm đường hô hấp tái phát nhờ món quà từ Châu Âu

me viet

Để biết thêm thông tin chăm sóc sức khỏe, phòng chống viêm phổi ở trẻ em, độc giả có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Viêm phổi ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/viem-phoi-o-tre-em-tong-quan-5830/feed/ 34
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách https://baovehohap.com.vn/cham-soc-tre-bi-viem-phoi-dung-cach-imunostim-5835/ https://baovehohap.com.vn/cham-soc-tre-bi-viem-phoi-dung-cach-imunostim-5835/#respond Mon, 06 Aug 2018 18:34:10 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=5835 Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách và giải quyết tốt triệu chứng (sốt, ho, ngạt mũi…) sẽ giúp trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh, giảm biến chứng. Nguyên nhân khiến trẻ bị […]

Bài viết Chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách và giải quyết tốt triệu chứng (sốt, ho, ngạt mũi…) sẽ giúp trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh, giảm biến chứng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi

  • Virus: các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus. Giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh.
  •  Vi khuẩn: có nhiều loại, điển hình là phế cầu (Streptococcus pneumonia)
  • Ký sinh trùng, nấm: thường gặp là nấm Candida albicans

Yếu tố thuận lợi khác như môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, suy giảm miễn dịch,…

Trẻ bị viêm phổi có thể do RSV

Virus hợp bào hô hấp RSV là nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi

Biểu hiện bệnh khi trẻ bị viêm phổi

  • Phần lớn các trường hợp viêm phổi do virus đều được khởi đầu bằng các triệu chứng viêm đường hô hấp trên trong vài ngày (viêm mũi và ho).
  • Trong giai đoạn toàn phát, trẻ sốt, thở nhanh kèm theo rút lõm liên sườn, hạ sườn và trên hõm ức, cánh mũi phập phồng, và sử dụng các cơ hô hấp phụ.
  • Các trường hợp nặng có thể có tím tái và mệt lả, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Tím và thở rên là dấu hiệu nặng. Tiếng thở rên là hậu quả của sự đóng không hoàn toàn thanh đới trong kỳ thở ra trong nỗ lực nhằm duy trì áp lực cao trong phế nang và chống lại sự xẹp phế nang ở trẻ nhỏ.

Xem thêm: Viêm phổi ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Bác sĩ sẽ quyết định thuốc điều trị viêm phổi cho trẻ tùy theo nguyên nhân và cân nhắc lợi ích – nguy cơ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị cho con tại nhà. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm phổi do virus.

Ho là phản xạ tốt để tống xuất chất đờm ra khỏi đường thở, làm thông thoáng đường thở nên không cho trẻ uống thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số cách chăm sóc hiệu quả mà cha mẹ có thể làm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh như sau

  1. Hạ sốt cho trẻ

– Chườm ấm tích cực (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được).

– Nếu trẻ sốt ≥ 38,5°C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

  1. Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả

– Phương pháp vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đờm sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng.

Thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn, bằng cách gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.

tư thế tay vỗ lưng khi trẻ bị viêm phổi

Hình ảnh: Tư thế bàn tay đúng khi vỗ lưng cho trẻ bị viêm phổi

– Hướng dẫn trẻ ho:

Ho làm thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi. Với trẻ lớn, yêu cầu các cháu ho sau khi được vỗ ở từng khu vực. Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp mà nên thực hiện các bước sau:

  • Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước.
  • Hít vào.
  • Mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng.
  • Hít vào lần nữa
  • Tiếp tục ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.

Đối với trẻ nhỏ, điều dưỡng có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng khi trẻ không tự ho khạc ra được.

  1. Vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ

– Vệ sinh:

Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/ virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể bé.

Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

–  Chế độ ăn:

Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.

Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm

Dùng khăn giấy lau nước mũi cho trẻ bị viêm phổi

Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi rồi vứt ngay sau khi sử dụng (ảnh minh họa)

Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ

– Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.

– Nơi ở đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5 – 7°C để trẻ có thể thích ứng được.

– Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (Hib), phế cầu, cúm…

– Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân… để chăm sóc và điều trị kịp thời.

– Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng… Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.

Một trong những biện pháp hữu hiệu trong phòng chống bệnh viêm mũi họng, viêm phổi trẻ em hiện nay là sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm, được coi như vắc xin đường miệng. Hỗn hợp này được người châu Âu sử dụng trong nhiều năm nay để bảo vệ trẻ trước điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chống tái phát bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trẻ em.

Hỗn hợp GS Imunostim chứa ly giải 3 loại vi khuẩn đã được nghiên cứu tại CH Séc và lưu hành phổ biến tại châu Âu. Nghiên cứu tại CH Séc cho thấy 93% người sử dụng thấy hiệu quả sau 1 liệu trình sử dụng.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc cần tư vấn thêm về bệnh lý viêm phổi trẻ em, các bạn có thể liên hệ hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, GS Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/cham-soc-tre-bi-viem-phoi-dung-cach-imunostim-5835/feed/ 0
Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi – Imunostim https://baovehohap.com.vn/phat-hien-som-dau-hieu-tre-bi-viem-phoi-imunostim-5843/ https://baovehohap.com.vn/phat-hien-som-dau-hieu-tre-bi-viem-phoi-imunostim-5843/#respond Sun, 05 Aug 2018 18:57:28 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=5843 Viêm phổi rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Việc phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi có thể giúp chúng ta chặn đứng kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này. Cha mẹ có thể phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị […]

Bài viết Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi – Imunostim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Viêm phổi rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Việc phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi có thể giúp chúng ta chặn đứng kịp thời lưỡi hái của “hung thần” này. Cha mẹ có thể phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi như thế nào? Hãy cùng Imunostim tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi

Khi trẻ bị ho, 3 câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra là: khi nào trẻ có khả năng đã bị viêm phổi để đưa trẻ đi khám đúng lúc? khi nào cần cho trẻ nhập viện? và khi nào cần cho trẻ đi cấp cứu ngay?

Làm thế nào để có thể phát hiện thật sớm trẻ đã bị viêm phổi?

Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp Xquang. Đây cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dể tìm: đồng hồ có kim giây.

Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Trẻ gọi là thở nhanh khi:

– Nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng,

– từ 50 lần /1 phút trở lên ở trẻ từ 2- 11 tháng,

– từ 40 lần /1 phút trở lên trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi

Khi đó trẻ đã có thể có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến Cơ sở Y tế thăm khám và điều trị ngay.

Làm thế nào để biết trẻ đã bị viêm phổi nặng, cần nhập viện?

Đó là khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực. Nghĩa là khi trẻ hít vào phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào thay vì nở ra như bình thường.

Khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.

Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

Khi nào cần cho trẻ đi cấp cứu ngay?

Đó là khi trẻ có 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm sau:

– Ở trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.

– Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít.

Đây là các dấu hiệu cho biết có thể trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi Bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ WHO

Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi (Nguồn ảnh: Tổ chức Y tế Thế giới WHO)

Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách

Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ

Có nhiều biện pháp để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các biện pháp quan trọng nhất được chứng minh hiệu quả là:

– Cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Điều này giúp giảm gần ¼ viêm phổi ở trẻ.

– Sử dụng bếp sạch, không khói: giúp giảm 50% nguy cơ viêm phổi ở trẻ.

– Chủng ngừa HIB và phế cầu: giúp giảm 50% viêm phổi ở trẻ

Ngoài ra, các biện pháp khác là:

– Chủng ngừa đầy đủ.

– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

– Tránh tình trạng hít khói thuốc lá thụ động (Hít khói thuốc lá thụ động làm tăng gấp 2 nguy cơ trẻ bị viêm phổi).

– Giữ cho trẻ đủ ấm khi thời tiết thay đổi, trời mưa, trở lạnh.

– Rửa tay: cũng là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả

– Nuôi dưỡng trẻ tốt, tránh suy dinh dưỡng

– Cho trẻ uống Vitamin A theo khuyến cáo

Thời gian gần đây, hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp GS Imunostim với cơ chế tương tự vắc xin liên tục được báo chí đưa tin như một đột phá miễn dịch hô hấp từ châu Âu để bảo vệ toàn diện đường hô hấp, phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp và giảm nguy cơ bị viêm phổi ở trẻ. Khi sử dụng vào cơ thể dưới dạng ngậm, hỗn hợp này giúp kích thích cơ thể tăng sinh miễn dịch, đặc biệt là tăng sinh IgA trên niêm mạc hầu họng, giúp tăng gấp 4 lần khả năng bảo vệ đường hô hấp so với dạng dùng đường uống.

Một nghiên cứu tại CH Séc cho thấy sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp Imunostim giúp 93% người sử dụng thấy hiệu quả sau 1 liệu trình. Biện pháp này thực sự đặc hiệu, an toàn và cần được phổ biến để bảo vệ đường hô hấp trẻ em Việt Nam trước thực trạng bệnh lý hô hấp phổ biến và nguy cơ trẻ tử vong do viêm phổi cao như hiện nay.

Để biết thêm thông tin chăm sóc sức khỏe, phòng chống viêm phổi ở trẻ em, độc giả có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm phổi – Imunostim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/phat-hien-som-dau-hieu-tre-bi-viem-phoi-imunostim-5843/feed/ 0