dịch bệnh 2018

Ảnh minh họa

Theo Bộ Y tế, thời tiết giao mùa từ thu sang đông – xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Bởi vậy, người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Phòng bệnh tay chân miệng

  • Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi)
  • Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày;
  • Không mớm thức ăn cho trẻ
  • Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi
  • Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Phòng bệnh sởi

Người dân và cộng đồng cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Phòng các dịch bệnh khác

Cần chủ động phòng tránh các bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh cúm mùa; Các dịch bệnh khác mùa đông – xuân…

Để chủ động phòng chống các dịch bệnh trên, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà…).
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh
  • Ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời
  • Khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa.
  • Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

tang-suc-de-khang-cho-tre-so-sinh

Tăng cường sức đề kháng cho bé để phòng chống dịch bệnh

Ngoài các biện pháp trên, hiện nay, ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp cũng đã được ứng dụng trong phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp đặc biệt hiệu quả. Dạng dùng bằng cách ngậm giúp tăng cường miễn dịch tại chỗ, gia tăng khả năng phòng bệnh đặc hiệu tại châu Âu và nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Hỗn hợp ly giải vi khuẩn đường hô hấp đặc biệt phù hợp với những trẻ hay ốm, sức đề kháng kém, trẻ dễ bị viêm đường hô hấp cấp tính, có nguy cơ bị lây bệnh cao.