Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm phế quản

Thời tiết dạo này mưa nắng thất thường làm cho bé nhà bạn sổ mũi, ho mãi không khỏi dù bạn đã áp dụng rất nhiều phương pháp điều trị và phòng ngừa. Bạn có biết đôi khi những phương pháp áp dụng không đúng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản kéo dài và làm trẻ rất mệt mỏi. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm phế quản? Các mẹ đã chăm sóc trẻ đúng cách chưa? Để giải đáp thắc mắc các mẹ tham khảo thông tin dưới đây nhé.

cho-tre-uong-nhieu-nuoc-nuoc-trai-cay

Cho trẻ uống nhiều nước và nước trái cây để bù mất nước và tăng sức đề kháng

Viêm phế quản

Phế quản là đường dẫn khí từ khí quản cho đến phổi (phế nang).

Bệnh viêm phế quản tức là viêm toàn bộ đường dẫn khí vào phổi (viêm nhiễm, phù nề, chít hẹp và co thắt)

Dấu hiệu của viêm phế quản

Giai đoạn phát bệnh:

Trẻ bắt đầu có những dấu hiệu như:

  • Sốt nhẹ,
  • Hắt hơi,
  • Sổ mũi,
  • Ngạt mũi
  • Ho khan.

Giai đoạn phát triển:

  • Trẻ sốt
  • Thở khò khè
  • Môi tím tái
  • Bị rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Giai đoạn nguy kiểm:

  • Trẻ sốt cao trên 38 độ,
  • Tay chân mềm nhũn,
  • Thở khò khè bằng miệng,
  • Môi khô,
  • Bỏ ăn,
  • Ho kéo dài,
  • Lồng ngực co rút, lồi lõm hoạt động mạnh khi thở

Giai đoạn nguy kịch:

  • Trẻ môi và da tím tái,
  • Da xanh xao,
  • Nôn trớ
  • Tiêu chảy,
  • Hôn mê,
  • Chân tay co giật,
  • Tim đập nhanh nhưng mạch yếu.

Dấu hiệu cần đưa trẻ đi viện ngay

Gia đình cần gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh có những triệu chứng nặng như:

  • Có triệu chứng khó thở như: thở khò khè, co thắt nặng hơn, co kéo lồng ngực, các cơ liên sườn, hõm ức, đau ngực, tím tái, môi tái xanh hoặc trẻ ngất, thở nhanh trên 50 lần/ phút, mồ hôi vã ra.
  • Khi bé kêu đau tai, sốt hơn 38 độ C trong suốt 3 ngày mà không giảm.
  • Trẻ ho dai dẳng hơn 3 tuần.
  • Ăn uống khó khăn, bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ nhiều, trẻ không uống nước.
  • Những bé có cơ địa đặc biệt: Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng, sinh non, suy dinh dưỡng, trẻ sinh đôi hay sinh ba, loạn sản phế quản – phổi, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Tác nhânban đầu gây bệnh

  • Ban đầu thường là virút, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…
  • Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi-họng, khi sức đề kháng của trẻ bị giảm sút thì tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh.

Yếu tố thuận lợi cho bệnh phát sinh

Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường ô nhiễm. Những trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá rất dễ bị viêm phế.

tri-ngat-mui-cho-tre-bi-viem-phe-quan-bang-nho-hut-mui

Thường xuyên hút mũi, rửa mũi cho trẻ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm phế quản

Những nguyên tắc sinh hoạt cho trẻ

  1. Giữ ấm cho trẻ theo mùa nhất là những vùng ngực, tay chân và đầu.
  2. Bổ sung nước cho trẻ đủ, uống nước ấm để không bị tắc nghẽn sung huyết.
  3. Giúp bé làm sạch đường phế quản bằng cách tống khứ đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để thở dễ dàng hơn.
  4. Giữ môi trường sống cho trẻ trong sạch: nhà cửa , chăn màn sạch sẽ, tránh khói thuốc và bụi bẩn để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
  5. Mặc đồ thoáng và tránh ủ kín cũng như các đồ có nhiều chất liệu tổng hợp khi bé bị sốt nhẹ.
  6. Khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi cảm cúm, nên điều trị dứt điểm cho trẻ để tránh biến chứng về sau.

Thực phẩm nên tránh cho trẻ bị viêm phế quản

Các món cay nóng

Những đồ ăn cay và nóng như hạt tiêu, ớt cũng nên tránh trong các bữa ăn hàng ngày của bé. Vì nó sẽ làm hiện tượng ho kéo dài khi gây kích ứng niêm mạc phế quản.

Các món chiên xào nhiều dầu mỡ

Các món chiên, xào và thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo (bao gồm cả sữa có hàm lượng chất béo cao) có thể làm gia tăng triệu chứng khó thở.

Đường. 

Nênên giảm lượng đường trong chế độ ăn của trẻ và tránh cho bé thường xuyên sử dụng bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có gas. Điều này giúp tránh thừa đường trong cơ thể và hạn chế làm gia tăng tình trạng khó thở cho trẻ.

Quả có tính chát và chua. 

Các loại quả có tính chát và chua như táo, mận sẽ khiến bé khó long đờm hơn.

Muối.

Nên hạn chế tối đa lượng muối khi chế biến thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bé. Vì khi cơ thể thừa muối sẽ tích lũy chất lỏng khiến các mô phế quản hấp thụ rồi cùng lúc đó làm tăng sản xuất tiết chất nhày khiến cho bệnh của bé nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm đông lạnh

Các thực phẩm nhiều muối như đồ ăn đông lạnh, đồ ăn nhanh, đóng hộp và chế biến sẵn cũng nên được loại trừ khỏi thực đơn của trẻ.

Xem thêm:

Thực phẩm nên bổ sung cho trẻ bị viêm phế quản

Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Những thực phẩm giàu dinh dưỡng như bột mì, gạo, ngũ cốc hay đậu Hà Lan, đậu phụ, sữa đậu nành và trứng gà. Mẹ nên lưu ý chế biến loãng, dễ tiêu cho trẻ qua các món như súp, cháo và chia thành nhiều bữa nhỏ để con bớt nôn trớ.

Trái cây và rau xanh đậm. 

Đây chính là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mẹ có thể sử dụng dâu tây; quả có múi như bưởi, cam; quả mọng và rau bina, bông cải xanh và cà rốt.

Các sản phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp). 

Sữa chua là sự lựa chọn khá tốt cho trẻ vì nó chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa lại giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung nước

Vì trẻ bị viêm phế quản dễ mất nước hơn người bình thường nên mẹ hãy cho bé uống nhiều nước mỗi ngày để làm giảm tình trạng khô họng, viêm và hỗ trợ đào thải độc tố dễ dàng.

 Ngoài ra cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ  các loại ly giải tế bào vi khuẩn (vi khuẩn bị bất hoạt, chỉ còn yếu tố gây miễn dịch, không gây bệnh) như trên theo đường ngậm giống như trong sản phẩm GS Imunostim Junior. Hỗn hợp ly giải vi khuẩn sẽ kích thích sinh kháng thể IgA tại chỗ giúp tạo hàng rào miễn dịch đầu tiên trước khi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Theo PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, Imunostim có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp, từ đó giúp phòng ngừa, giảm tái phát và mau hồi phục khi bị bệnh. Vì tăng cường miễn dịch không đặc hiệu là IgA nên chế phẩm có tác dụng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, tuy nhiên, nên sử dụng nhiều lần mỗi năm để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm và bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!