Hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản thường sẽ tự khỏi và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ mắc viêm phế quản phổi hoặc viêm phế quản cấp, nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, …Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những cách chăm sóc bé bị viêm phế quản để có thể hỗ trợ điều trị kịp thời cho trẻ nằm tránh biến chứng xấu, đồng thời nếu bệnh diễn tiến lâu, tái đi tái lại trẻ dễ bị viêm phế quản mạn tính. Trong bài viết hôm nay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của Imunostim.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc bé bị viêm phế quản nhé.

cham-soc-tre-bi-viem-phe-quan

Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những cách chăm sóc bé bị viêm phế quản giúp bé đẩy nhanh bệnh

Nguyên nhân bé bị viêm phế quản

  • Tác nhân gây viêm phế quản là virus (dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn). Có thể kể đến các vi khuẩn phổ biến nhất gây nên viêm phế quản là phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)… Khi cơ thể có sức đề kháng yếu hoặc thuyên giảm, trong môi trường ô nhiễm, thời tiết trở lạnh đột ngột, thì những vi khuẩn này hoạt động càng mạnh mẽ, nhất là ở mũi và họng và gây bệnh.
  • Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các chứng bệnh viêm hệ tai mũi họng như ho, sổ mũi, cảm lạnh, hay viêm xoang, những vi khuẩn gây viêm phổi lại càng tích cực hoạt động.
  • Nếu sử dụng quá nhiều kháng sinh, hoặc so sức khỏe của trẻ yếu, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của trẻ, thì virus có thể ảnh hưởng đến cuống khổi. Lúc này, khí quản sẽ có hiện tượng sưng phồng, có màu đỏ, có dịch nhầy trong phổi. Chính về đường thở bị viêm và mắc dịch như vậy mà trẻ sẽ ho nhiều và khó thở.
  • Viêm phế quản ở trẻ em cũng là hệ quả của việc trẻ thường xuyên hít phải bụi bận, khói xăng xe, thuốc lá hay một số hơi độc. Nếu kéo dài tình trạng môi trường bên ngoài như thế này, bệnh của trẻ rất dễ trở thành mãn tính.
  • Ngoài ra, trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.

Hướng dẫn chăm sóc bé bị viêm phế quản

Bé bị viêm viêm phế quản nên ăn gì?

  • Uống nhiều nước: trẻ em bị viêm phế quản thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường. Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng, đồng thời nước giúp giảm triệu chứng khô họng, đau rát cổ họng, dịch đờm cũng được tống ra bên ngoài dễ hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Đây là nguồn thực phẩm dồi dào hàm lượng vitamin C, E, A … có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện bệnh nhanh hơn. Cà rốt, dâu tây, rau màu xanh đậm, bông cải xanh, rau bina… là những loại rau quả giàu vitamin và chất chống oxy hóa được khuyên dùng.
  • Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu Hà Lan, sữa, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà…
  • Ăn, uống sản phẩm từ sữa: Dồi dào vitamin D, canxi và protein hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cần lưu ý không chọn sữa có hàm lượng chất béo cao và hãy ưu tiên sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và có tác dụng tốt đối với bệnh nhân viêm phế quản.

Bé bị viêm phế quản nên kiêng ăn gì?

  • Đường: Ăn quá nhiều đường trong chế độ ăn hàng ngày (bánh kẹo, nước ngọt…) khiến triệu chứng khó thở tăng lên và sức đề kháng cơ thể giảm, không tốt cho người bệnh.
  • Muối: Thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh… thường chứa nhiều muối do đó cần chú ý hạn chế. Dùng thức ăn nhiều muối làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng và lượng dịch đờm nhày được sản xuất ra nhiều hơn.
  • Thức ăn chua, chát: Ăn một số loại trái cây có vị chua chát quá nhiều (mận, táo, mơ…) dễ gây ra tình trạng khó long đờm, khiến người bệnh trở nên khó chịu và mệt mỏi hơn.
  • Thức ăn cay nóng: Ăn thức ăn chứa nhiều gia vị tiêu, ớt,… sẽ gây kích thích niêm mạc phế quản và kích ứng cổ họng gây ho và đau họng, rát cổ họng.
  • Thức ăn được chế biến dưới dạng chiên, xào (khoai tây chiên, thịt chiên…) chứa nhiều chất béo, nhiều calo cũng nên chú ý hạn chế tối đa bởi chúng thực sự không có lợi cho bệnh nhân viêm phế quản mà chỉ khiến các triệu chứng bệnh tăng nặng hơn.

hoa-qua-trai-cay-rau-xanh-nguoi-bi-viem-phe-quan-nen-an

Bé bị viêm phế quản nên ăn rau xanh, trai cây, đầy đủ vitamin tăng sức đề kháng, hạn chế thực phẩm cay nóng, gây kích ứng ho

Những lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm phế quản

  • Khi trẻ bị viêm phế quản, nên cho trẻ nằm nghỉ ở tư thế ngửa, đầu cao, đảm bảo thông thương đường hô hấp.
  • Nếu trẻ ho nhiều phải hướng dẫn trẻ nằm đầu cao, nghiêng về một bên, cho trẻ uống nhiều nước ấm, làm ấm và ẩm không khí để trẻ dễ thở, các biện pháp trên có tác dụng làm long đàm và trẻ dễ khạc ra.
  • Cho trẻ uống đủ nước, có thể bổ sung thêm sữa, nước canh ấm để giảm ho và long đờm. Đối với trẻ đang bú mẹ thì đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao, cho uống nước đều đặn.
  • Nếu ho nhiều hơn cần báo bác sĩ và cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc theo chỉ định.
  • Phòng ngủ của trẻ cần thoáng mát, yên tĩnh, giữ ấm cơ thể và tránh nơi gió lùa. Tuy nhiên, giữ ấm không có nghĩa là ủ bé quá kỹ, không cho bé tắm sẽ làm cho bé khó thoát mồ hôi và dễ gây tình trạng cảm lạnh, bệnh tình của trẻ cũng sẽ trầm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá ở gần bé và tránh những nơi có khói thuốc vì khói thuốc lá, thuốc lào, … làm cơn co thắt sẽ tăng lên 4 lần và ho nặng hơn.
  • Mặc quần áo hợp lý cho bé, tránh mặc quá nhiều đồ sẽ khiến bé toát mồ hôi và thấm ngược lại gây lạnh.
  • Hút mũi thường xuyên sau khi nhỏ nước muối để dịch mũi không làm nghẹt và không trôi xuống làm viêm đường hô hấp dưới. Đặc biệt, cần làm thông mũi cho trẻ, nhất là trước khi cho bú.
  • Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho con. Các mẹ có thể tham khảo chế độ ăn uống ở phần dưới.

Mang bé đi khám bác sĩ nếu bé có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ bị nôn mửa
  • Thở nhịp nhanh( hơn 40 lần/phút)
  • Da xanh( Quanh môi và móng tay)
  • Trẻ mất sức cho việc thở hoặc khi cố ngồi dậy
  • Trẻ thờ ơ, không chú ý điều gì
  • Trẻ thở nhanh khi ăn, uống
  • Thở khò khè
  • Có những dấu hiệu của suy hô hấp
  • Với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc các yếu tố của bênh( Sinh non, bị bệnh tim, phổi…) thì tới gặp bác sĩ ngay.

Bệnh viêm phế quản là bệnh phổ biến, tuy bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nó làm trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, dễ quấy và có thể có nhiều diễn biến để lại các biến chứng khác nhau nếu bé bị viêm phế quản không được điều trị kịp thời. Có nhiều phương pháp dân gian hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh: Bài thuốc chữa viêm phế quản không cần dùng đến thuốc tây. Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp được cho các bậc phụ huynh đầy đủ những thông tin cơ bản để chăm sóc tốt cho trẻ, phòng ngừa bệnh viêm phế quản để tránh những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có về thể trạng và trí tuệ của trẻ sau này.

Cần thêm tư vấn hay thông tin gì mẹ gọi đến tổng đài tư vấn Imunostim.vn  (Miễn cước gọi) 1800 8070 (trong giờ hành chính) để được chuyên gia giúp mẹ nhé.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!