Phòng và điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản chia thành nhiều dạng khác nhau bao gồm: viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản phổi và viêm phế quản co thắt. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo cách phòng và điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em, để có thông tin, phương pháp và kinh nghiệm chăm sóc bé yêu của mình một cách tốt nhất.

dung-siro-ha-sot-la-phuong-thuc-dieu-tri-viem-phe-quan-tai-nha

Dùng thuốc hạ sốt là cách tự điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em tại nhà

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản co thắt còn được gọi là viêm phế quản dạng hen, đây là một dạng viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm, dẫn tới tình trạng sưng phế quản, phù nề và co thắt làm cho đường thở bị hẹp lại. Khi bị bệnh viêm phế quản co thắt, các đường ống dẫn khí sẽ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới tình trạng phù nề, dịch nhầy tăng tiết và thành phế quản bị co thắt.

Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ là virus, thông thường là virus RSV làm hẹp phế quản trong phổi. Ngoài ra, còn có thể kể đến:

  • Các loại vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… cũng có thể gây nên viêm phế quản co thắt cho một số ít trẻ.
  • Ký sinh trùng, hóa chất, dị vật.
  • Nhiệt độ thay đổi bất thường, đặc biệt là mùa Đông
  • Điều kiện dinh dưỡng kém.

Các phương pháp điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ

Dùng kháng sinh

Việc điều trị phải tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Hầu hết viêm phế quản là do virut, nếu là căn nguyên virut thì không phải điều trị thuốc kháng sinh. Ngoài virut, có rất nhiều mầm bệnh có thể gây nên viêm phế quản như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…
Khi đã có biểu hiện nhiễm khuẩn thì cần điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.

  • Kháng sinh có hoạt chất là cefuroxim  là một trong những kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng (thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 2), có thể chỉ định tốt trong viêm phế quản.
  • Ngoài thuốc kháng sinh, cần phải uống thêm các thuốc giãn phế quản (như ventolin hay salbutamol)
  • Các thuốc làm loãng đờm (như acetylcystein) để tăng cường tác dụng điều trị của kháng sinh

Lưu ý khi dùng kháng sinh

  • Khi điều trị kháng sinh, cần phải sử dụng đúng liều lượng đã được kê đơn và phải dùng đủ thời gian.
  • Trong trường hợp của con bạn, do bạn dừng kháng sinh sớm, khi bệnh chưa dứt hẳn nên các triệu chứng lại tái phát trở lại làm cho con bạn lại bị ho, thở khò khè… chứ không phải bệnh diễn biến xấu đi.
  • Để xác định rõ nguyên nhân, người bệnh cần phải được bác sĩ khám bệnh và có kết luận, có đơn thuốc. Bạn được bác sĩ khám và kết luận, vì vậy bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu có thắc mắc gì, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Sử dụng bài thuốc dân gian điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em bằng lá trầu không

Đối với những trường hợp bệnh nhân viêm phế quản giai đoạn đầu có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh.

Tác dụng lá trầu không:

  • Lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu thơm chủ yếu là 2 phenol: betel và chavicol có tác dụng làm kháng sinh mạnh tiêu diệt các loại vi khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và trực trùng coli,…
  • Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc có công dụng khư phong tán hàn, trung hành khí, tiêu thũng chỉ thống, chống ngứa và hóa đàm hiệu quả. Bởi vậy, lá trầu không rất thích hợp để điều trị các bệnh liên quan tới viêm phế quản nhất là bệnh viêm phế quản co thắt.

Bài thuốc 1: Lá trầu không và mật ong

Chuẩn bị:

  • Lá trầu không:10 gr
  • Mật ong: 3-4 thìa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu, thái nhỏ và cho vào bát ăn cơm giã nhuyễn.
  • Đổ nước sôi vào bát đựng lá trầu đã giã ngâm trong 20 phút, vò sạch và vắt kiệt nước.
  • Gạn nước lá trầu qua màng mỏng rồi cho 3-4 thìa mật ong vào trộn đều.
  • Uống ngày 2 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút. Bệnh nhân bị viêm phế quản nên thực hiện bài thuốc này trong 8-10 ngày, ngừng 1 tháng và tiếp tục uống lại.

phuong-phap-tri-viem-phe-quan-co-that-bang-la-trau-khong

Lá trầu không và mật ong điều trị các bệnh liên quan tới viêm phế quản nhất là bệnh viêm phế quản co thắt.

Bài thuốc 2: Lá trầu không và gừng

Chuẩn bị

  • 10 lá trầu không rửa sạch thái nhỏ với
  • 5 lá gừng.

Thực hiện:

  • Cho hai vị thuốc này vào bát và giã nhuyễn.
  • Cho nước sôi vào ngâm trong 30 phút, vắt kiệt lá trầu, gừng gạn lấy nước.
  • Ngày uống 2 lần sau ăn 30 phút.
  • Một liệu trình dùng 5-6 ngày rồi ngừng 1 tháng lại uống tiếp.

Người bệnh viêm phế quản co thắt sử dụng bài thuốc này khi dùng bài thuốc 1 trong 5 ngày chưa có chuyển biến tích cực.

Bài 3: Lá trầu và hạt nén chữa viêm phế quản co thắt

Chuẩn bị

  • 10 lá trầu không rửa sạch
  •  2-4 hạt nén thái nhỏ.

Thực hiện:

  • Cho hai vị thuốc này vào bát và giã nhuyễn.
  • Cho nước sôi vào ngâm trong 30 phút, vắt kiệt lá trầu, gừng gạn lấy nước.
  • Ngày uống 2 lần sau ăn 30 phút.

Lưu ý

Bạn nên sử dụng bài thuốc này khi đã dùng bài thuốc thứ 2 khoảng độ 3 ngày chưa có tiến triển.

Cả 3 bài thuốc chữa viêm phế quản co thắt trên đều có thể áp dụng được với trẻ nhỏ nhưng liều lượng khoảng ¼ so với người lớn.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em

  • Trong những trường hợp viêm phế quản co thắt ở trẻ em có thể tự hỗ trợ điều trị tại nhà. Các mẹ cần chú ý chăm sóc cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ấm, cho trẻ ăn hay uống nước canh ấm để giảm ho và long đờm.
  • Vào mùa đông, cần dùng máy làm ẩm không khí trong phòng. Nếu không có máy làm ẩm các mẹ có thể mở vòi hoa sen ấm trong phòng tắm rồi cho bé vào phòng tắm vài lần trong ngày. Khi đó, hơi ẩm của không khí sẽ giúp làm giảm bớt độ đặc của những dịch mũi và đờm, giúp trẻ đỡ ho hơn.
  • Vệ sinh mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý. Để dịch mũi không làm nghẹt và tránh trôi xuống gây viêm đường hô hấp dưới cần phải hút đờm cho trẻ để tránh viêm phế quản co thắt ở trẻ em.
  • Khi đi ngủ, nên nâng cao phần đầu của đệm nằm hoặc kê gối hay ôm trẻ trong vị trí đầu cao hơn cơ thể sẽ làm bé dễ chịu hơn.
  • Tránh tình trạng uống ít nước hoặc mất nước. Vì vậy, cần cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày.
  • Khi trẻ bị ho nhiều, trẻ sẽ thường không muốn ăn nên cần bổ sung sữa hoặc sữa chua,… cho trẻ
  • So với trẻ bị nhiễm vi rút đường hô hấp thì khả năng co thắt sẽ tăng lên 4 lần nếu trẻ hít phải khói thuốc lá. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải chú ý cách ly trẻ với nguồn khói thuốc hoặc khói bếp.

Hi vọng những thông tin từ bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm tiểu phế quản co thắt cũng như cách điều trị và phòng bệnh tốt hơn. Nếu Cần thêm tư vấn hay thông tin gì mẹ gọi đến tổng đài tư vấn Imunostim.vn  (Miễn cước gọi) 1800 8070 (trong giờ hành chính) để được chuyên gia giúp mẹ nhé.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!