Trẻ bị suy giảm sức đề kháng khi giao mùa, mẹ nên làm gì?

Theo Tạp chí Y học Dự phòng, trẻ dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc viêm mũi họng cấp là 31%, viêm họng cấp là 32,2% và viêm amidan cấp là 28,1% vào thời điểm giao mùa. Vì đây là khoảng thời gian thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vậy mẹ phải làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ trong thời điểm giao mùa?

Hàng năm, giao mùa là lúc lượng trẻ nhập viện lại tăng cao, với nguyên nhân chủ yếu là sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm. Đây cũng là thời điểm những trăn trở của các mẹ về việc giúp con có một hệ miễn dịch khỏe mạnh ngay từ những năm đầu đời được quan tâm và sục sôi tìm kiếm.

Vì sao trẻ dễ nhiễm bệnh khi giao mùa?

Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, giúp bảo vệ con người chống lại vi trùng, vi sinh vật có hại tồn tại trong môi trường sống. Chính vì vậy, nhiều mẹ vẫn ví von, hệ miễn dịch như người “vệ sĩ” thầm lặng luôn bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Mỗi đứa trẻ sẽ nhận được các kháng thể của mẹ từ khi còn trong bào thai, sau đó là qua nguồn sữa mẹ nhờ cơ chế “miễn dịch thụ động”. Tuy nhiên, các kháng thể này sẽ suy giảm nhanh chóng theo thời gian. Trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ như của người lớn. Điều đó khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus và những nguyên nhân gây bệnh khác từ môi trường xung quanh, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa.

Thời điểm giao mùa, thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ không khí thay đổi bất thường giữa ngày và đêm, có lúc đang nóng đột nhiên chuyển nhanh sang lạnh khiến cơ thể trẻ nhỏ rất khó thích ứng kịp. Cộng với sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Nếu mẹ lơ là, bệnh sẽ gây ra những biến chứng khiến việc điều trị phức tạp, vất vả hơn cho cả mẹ và bé.

Chưa kể, khi mắc bệnh liên tục, trẻ càng dễ rơi vào vòng luẩn quẩn: Sức khỏe giảm sút, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, sụt cân, sức đề kháng kém, từ đó càng dễ tiếp tục mắc bệnh.

Ở nước ta, thời điểm giao mùa từ tháng 9 đến tháng 11 với không khí khô hanh dễ khiến trẻ mắc các bệnh như: viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản,… Ngoài ra, thời điểm này còn là thời gian phát triển mạnh mẽ của các chủng virus cúm A, B và C. Bên cạnh đó, đây cũng là mùa tựu trường nên khi thay đổi môi trường, dễ lây lan vi khuẩn, virus ở trường học càng khiến trẻ dễ mắc các bệnh hô hấp.

Đề kháng kém khi giao mùa khiến trẻ dễ nhiễm những bệnh nào?

Bên cạnh sức đề kháng ở trẻ còn yếu, hệ hô hấp ở trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện, đường thở ngắn sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Bệnh đường hô hấp khiến trẻ nhỏ dễ mắc là: Viêm họng cấp tính; viêm mũi, cảm cúm, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp, biến chứng viêm phổi… Đối với những trẻ bị bệnh viêm phế quản, biến chứng viêm phổi, viêm họng cấp tính… nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Cảm lạnh: Khi virus gây cảm lạnh xâm nhập cơ thể thì sẽ có những biểu hiện trên đường hô hấp như sốt, ho, sổ mũi, kém ăn và đau họng. Các triệu chứng trên thường kéo dài khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, cảm lạnh thông thường có thể tăng nặng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, mẹ cần lưu ý!

Cảm cúm: Triệu chứng gồm sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. Trẻ bị cúm thường quấy khóc nhiều, khó chịu, bỏ ăn hoặc đau bụng, tiêu chảy, viêm long đường hô hấp (biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong, ho, ngạt mũi).

Viêm họng cấp: Vi khuẩn được xem là nguyên nhân gây bệnh. Trẻ thường sốt, ho, nuốt đau kéo dài hoặc trở nên nặng hơn sau 5 – 7 ngày.

Viêm tiểu phế quản: Gây ra bởi virus, có các triệu chứng gồm sổ mũi, thở nhanh, khó thở, thở khò khè, ho và sốt.

Viêm thanh quản và viêm thanh khí phế quản cấp: Thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 2 tuổi. Bệnh khởi phát với những triệu chứng viêm mũi họng thông thường, trẻ bắt đầu khàn tiếng, tắt tiếng, khò khè, thở rít, co lõm hõm ức và lồng ngực. Trẻ ho rất nhiều, có thể khó thở, thở nhanh,, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm phổi: Xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, nhất là vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn. Bệnh biểu hiện sớm nhất với dấu hiệu thở nhanh bất thường, ho kèm khò khè nếu xuất tiết nhiều đờm nhớt ở đường hô hấp, một số trẻ có thể bị sốt cao, thở mệt, lừ đừ. Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Viêm mũi xoang cấp: Bệnh tương tự như viêm mũi họng cấp, nhưng các triệu chứng có khuynh hướng giảm nhẹ rồi nặng hơn sau một tuần. Trẻ ngạt mũi, sổ mũi kéo dài. Nước mũi chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng. Trẻ thường quấy khóc nhiều, nếu đã biết nói, trẻ có thể than nhức đầu, đau sau hốc mắt, nặng mặt, khô rát họng.

Bạch hầu: Là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong 2 – 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu trẻ có biểu hiện đau họng, ho, sốt, ớn lạnh. Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan của trẻ xuất hiện các lớp màng dày có màu trắng xám, mọc theo mảng lớn, khiến trẻ bị ho khan, tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh,…

Mẹ nên làm gì để tăng đề kháng cho con vào thời điểm giao mùa?

Để giúp tăng cường sức đề kháng củng cố hệ miễn dịch cho trẻ, các mẹ có thể áp dụng những cách đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây, ngay cả khi trước thời điểm giao mùa.

Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường

Vi khuẩn, virus có thể tồn tại ở mọi nơi, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh hô hấp cho trẻ nhỏ. Để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ, cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh thân thể cho bé và tích cực vệ sinh môi trường sống. Với trẻ lớn, cần rèn luyện ý thức vệ sinh cá nhân để bé tự chăm sóc bản thân kể cả khi không có cha mẹ ở bên.

Giữ ấm cho trẻ

Cha mẹ nên giữ ấm đường thở cho bé khi giao mùa bằng cách mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đội mũ kín tai, đeo khẩu trang khi ra đường, ăn và uống đồ nóng,… để giảm nguy cơ viêm đường hô hấp.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ 0 – 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để được phát triển toàn diện, có sức đề kháng trước nhiều bệnh tật. Nếu không có điều kiện, cha mẹ cũng nên cố gắng cho trẻ bú sữa ít nhất trong 2 – 3 tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch của bé. Với bé lớn, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm đa dạng để tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh bữa chính, cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm trái cây và nước trái cây. Những loại rau củ giàu vitamin và chất xơ, thực phẩm giàu kẽm sắt,… rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ vào thời điểm giao mùa.

Sử dụng ly giải vi khuẩn để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng ly giải các loại vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp giúp cơ thể kích thích sản sinh kháng thể và tăng miễn dịch cơ thể. Ly giải vi khuẩn được cho là có tác dụng cải thiện đáng kể nồng độ kháng thể IgG và IgA trong cơ thể trẻ và giảm nhiễm trùng tái phát.

Ly giải vi khuẩn được coi là “vắc-xin đường uống” vừa là tác nhân kích thích miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh thông thường và cúm. Đặc biệt nó rất hữu ích trong việc điều trị các bệnh đường hô hấp dễ lây nhiễm vào thời điểm giao mùa như: viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa,… Ly giải vi khuẩn cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường và các di chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.

Một trong những sản phẩm áp dụng phương pháp đặc biệt này là TPBVSK GS Imunostim Junior, hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp gồm: phế trực khuẩn, liên cầu và tụ cầu vàng kết hợp cùng Vitamin C. Sản phẩm giúp sinh kháng thể đặc hiệu chống lại 3 chủng vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp, từ đó, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh lây nhiễm này và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Hiệu quả phòng ngừa của TPBVSK GS Imunostim đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại CH Séc. Nghiên cứu diễn ra tại 10 cơ sở điều trị tại Praha, Pilsen và Brno. Kết quả cho thấy TPBVSK Imunostim Junior 93% người dùng hiệu quả sau 1 liệu trình. Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của những người sử dụng Imunostim chỉ còn 7%, giảm 54% nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng TPBVSK GS Imunostim Junior 1 tháng, cho hiệu quả bảo vệ kéo dài tới 3 tháng.

TPBVSK GS Imunostim Junior không chứa các thành phần có thể gây hại đối với sức khỏe của trẻ như: không Gluten, lactose, màu thực phẩm. Sản phẩm được tin dùng trên 30 quốc gia, đã được nhập khẩu nguyên hộp từ CH Séc về Việt Nam và được cấp phép bởi bộ Y Tế.

Sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng và phản hồi tích cực. Các mẹ đều khen dạng viên ngậm tiện lợi, dễ dùng, hương dâu vị ngọt dịu kết hợp với vị chua nhẹ của vitamin C rất giống vị kẹo nên các bé rất yêu thích và hợp tác khi uống. Chỉ sau 1-2 hộp, đã thấy con giảm hẳn tình trạng tái phát viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản,.. Để tăng đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho con khi giao mùa mẹ nên thử ngay GS Imunostim Junior!

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!