Trẻ sơ sinh dùng kháng sinh khi nào – mẹ cần biết

Tóm tắt các ý chính mẹ cần nhớ:

  • Phần lớn nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn, số còn lại là do vi rút.
  • Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm: thân nhiệt trên 38,0 độ C (đo tại hậu môn), trẻ bú kém, dễ cáu kỉnh, ngủ quá nhiều, thở nhanh và thay đổi hành vi.
  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng kháng sinh, phần lớn phải nhập viện để chăm sóc đặc biệt. Tại bệnh viện, trẻ sẽ phải tiêm thuốc hoặc dùng ống truyền dinh dưỡng.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất yếu. Đó là nguyên nhân vì sao việc cho trẻ bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời vô cùng quan trọng. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể cần thiết để phòng bệnh cho trẻ. Vì vậy, trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ đầy đủ thường ít bị nhiễm trùng hơn các trẻ dùng sữa công thức.

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, tình trạng của bé sẽ trở nên trầm trọng rất nhanh. Vì vậy phụ huynh cần đặc biệt quan tâm tới trẻ trong giai đoạn này. May mắn là các bé sơ sinh cũng đáp ứng điều trị rất tốt nếu được thăm khám kịp thời. Nếu bác sỹ chẩn đoán bé sơ sinh bị nhiễm trùng, trẻ sẽ cần dùng kháng sinh ngay lập tức.

khang sinh tre so sinh 3

Sữa mẹ cung cấp các kháng thể cần thiết để phòng bệnh cho trẻ

Nguyên nhân gây nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh

Phần lớn các ca nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn, một số do vi rút. Có rất nhiều vi khuẩn và vi rút có thể nhiễm từ mẹ sang con khi người mẹ đang mang thai hoặc trong lúc sinh nở. Nguyên nhân khác có thể do đứa trẻ bị lây bệnh từ những người xung quanh đang bị cảm hoặc cúm.

Triệu chứng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng ban đầu có thể khó nhận biết, bởi các trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng có thể có vài triệu chứng tương tự. Tuy nhiên ở trẻ đã bị nhiễm trùng, những triệu chứng này sẽ tiếp diễn và cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay lập tức khi phát hiện thấy các dấu hiệu sau:

  • Thân nhiệt bất thường: dưới 36,6 độ C hoặc trên 38,0 độ C, đo tại hậu môn
  • Trẻ bú kém và khó đánh thức dậy để bú
  • Trẻ ngủ quá nhiều
  • Trẻ cáu kỉnh
  • Thở nhanh trên 60 nhịp một phút
  • Thay đổi hành vi

Khi các triệu chứng nhiễm trùng trầm trọng hơn, trẻ sơ sinh có thể có thêm các triệu chứng sau:

  • Trẻ khó thở
  • Miệng hơi xanh nhẹ
  • Da tái hoặc xám lại
  • Thân nhiệt tăng cao (trên 38,0 độ C tại hậu môn)
  • Thân nhiệt hạ thấp (dưới 36,6 độ C tại hậu môn) dù đã được ủ ấm bằng chăn và quần áo

Chẩn đoán nguyên nhân nhiễm trùng

Bác sỹ có thể tiến hành nhiều xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh ở trẻ. Tuy nhiên do mất nhiều thời gian nên bác sỹ sẽ chỉ định kháng sinh ngay lập tức cho trẻ sơ sinh trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Ví dụ: trẻ thở nhanh (trên 60 lần một phút) có thể do nhiễm trùng, nếu điều trị chậm trễ có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng nên bác sỹ sẽ chỉ định kháng sinh ngay cho trẻ.

khang sinh tre so sinh 1

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thường rất nghiêm trọng

Điều trị nhiễm trùng

Nếu bị nhiễm trùng, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Trẻ có thể sẽ được đặt vào giường có ủ ấm hoặc lồng nuôi để cân bằng thân nhiệt. Trẻ cũng có thể phải dùng máy để đo nhịp tim, nhịp thở và nồng độ oxy trong cơ thể.

Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, bác sỹ sẽ dùng kháng sinh để điều trị. Tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh thường rất nghiêm trọng nên kháng sinh cần có tác dụng nhanh, hiệu quả và được dùng dưới dạng tiêm truyền. Kháng sinh cho trẻ sơ sinh sẽ không dùng đường uống vì không được hấp thu tốt tại ruột trẻ.

Các nhóm kháng sinh có thể dùng cho trẻ sơ sinh: aminoglycosid (amikacin, gentamicin…), beta-lactam (penicillin, cephalosporin,…), polypeptid (colistin), macrolid (azithromycin,…), phenicol (chloramphenicol,…), rifampicin, isoniazid, glycopeptid (vancomycin). Cần lưu ý nhiều loại kháng sinh có thể phân bố rất rộng trong cơ thể trẻ, thời gian thải trừ chậm, nên cần hiệu chỉnh liều theo cân nặng và lứa tuổi.

Các kháng sinh cho trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, do vậy bác sỹ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho trẻ.

Việc điều trị có thể kéo dài từ 7 đến 21 ngày. Nếu các xét nghiệm không cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn thì bác sỹ sẽ ngừng điều trị kháng sinh.

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, trẻ sơ sinh cũng cần các biện pháp bổ trợ khác. Ví dụ, trẻ có thể cần truyền dịch nếu mê man khó tỉnh dậy để bú hoặc bị mất nước. Trẻ cũng có thể cần dùng ống truyền dinh dưỡng cắm vào mũi hoặc miệng để truyền sữa trực tiếp vào dạ dày. Một số trẻ sơ sinh cần thở oxy, đặc biệt khi bị viêm phổi.

khang sinh tre so sinh 2

Kháng sinh dùng cho trẻ sơ sinh thường là dạng thuốc tiêm truyền

Để biết thêm thông tin chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh hô hấp ở trẻ em, độc giả có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!