Những lưu ý viêm họng ở trẻ nhỏ, mẹ chớ chủ quan

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Thông thường trẻ chỉ viêm họng và sốt nhẹ trong vài ngày là tự khỏi. Nhưng có những trường hợp nặng hơn, tiến triển thành viêm phế quản, viêm phổi nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý viêm họng ở trẻ nhỏ, cha mẹ chớ chủ quan bỏ qua.

viem-hong-o-tre-neu-khong-dieu-tri-se-gay-ra-nhung-hau-qua-dang-tiec

Bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc

Bệnh viêm họng là gi?

Bệnh viêm họng là bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường khởi phát phát đột ngột, trẻ viêm họng và ho, sốt cao 39 độ. Nguyên nhân thường do trẻ bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi, hoặc do trẻ bị lây nhiễm trong môi trường đông người (lây từ cha mẹ, lây từ trẻ khác ở nhà trẻ)

Dấu hiệu thường gặp ở bệnh viêm họng

Trạng thái:

  • Sốt cao 30-40 độ C.
  • Người mệt mỏi.
  • Họng thấy có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amidan hai bên.
  • Sờ thấy hạch dưới hàm cả hai bên, di động, ấn đau.
  • Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao khi lấy máu làm xét nghiệm.

Biểu hiện

  • Trẻ bị viêm họng thường quấy khóc, kém bú, chán ăn nên cha mẹ dễ nhầm tưởng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng.
  • Nếu bé sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám.
  • Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, đưa đi khám ngay khi bé xuất hiện dấu hiệu bị sốt 38 độ C hoặc hơn. Bé khoảng 3-6 tháng tuổi, sốt đến khoảng 38,3 độ C là nghiêm trọng.
  • Bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.
  • Cũng nên đưa bé đi khám sớm nếu cổ họng có dấu hiệu bất thường như sưng (tấy) đỏ; nghi ngờ bé nuốt phải dị vật (bé không thể mở to miệng vì đau); hơi thở trở nên khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.

Trường hợp nhập viện khẩn cấp ( thường khá hiếm)

  • Đó là tình huống bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì; bé khó thở, sốt cao và chảy dãi liên tục.
  • Không nên cố ép bé ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra; cũng tránh ép bé phải ăn, uống vì chỉ khiến bé khó thở hơn.
  • Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm.

Trẻ viêm họng nhẹ

Khi trẻ nhỏ bị viêm họng mới ở mức độ nhẹ, người lớn không cần phải cho bé uống kháng sinh. Bạn có thể áp dụng một số bài chữa viêm họng cho trẻ bằng bài thuốc dân gian hiệu quả để giúp chữa bệnh viêm họng ở trẻ như mật ong và gừng, chanh và mật ong, tỏi với mật ong…

Bạn cần đảm bảo cho bé có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngăn ngăn ngừa và hạ sốt an toàn cho trẻ, đảm bảo hợp lý chế độ dinh dưỡng cho trẻ dễ ăn. Đối với trẻ sơ sinh, nếu bé bị viêm họng khiến họng bị đau và sưng thì cần cho bé bú nhiều sữa hơn. Với các bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì các loại thực phẩm dành cho bé cần phải được nghiền min, nấu loãng để giúp bé dễ nuốt.

Ngoài ra, khi trẻ bị viêm họng ở mức độ nhẹ thì bạn cũng nên cho bé uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối hoặc cũng có thể cho bé ngậm các loại kẹo hoặc thuốc giảm viêm họng.

Trẻ bị viêm họng nặng

Viêm họng cấp diễn biến nhanh và chỉ trong 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh viêm họng cấp của bé sau 4 ngày mà vẫn chưa có dấu hiệu giảm, thì khả năng cao là bé mắc phải bệnh viêm họng cấp đã bội nhiễm.

Trẻ bị viêm họng cấp sẽ dẫn đến các biến chứng khác như:

  • Viêm mũi, viêm tai hay viêm phế quản,
  • Nguy hiểm hơn là thấp tim
  • Ảnh hưởng khớp
  • Hệ thần kinh

Khi bé có các triệu chứng kéo dài như ho dai dẳng, đau họng, các khớp bị sưng, nóng thì bạn nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của trẻ và tiến hành  hạ nhiệt của trẻ kịp thời và đưa đến cơ sở y tế thăm khám

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng

3

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp nhanh khỏi và phòng ngừa bệnh viêm họng

  • Nên cho bé súc miệng hằng ngày với nước muối pha loãng 0.9%, cho bé uống thêm dung dịch oresol cam để bù nước và chất điện giải. Cụ thể:
  • Trẻ sơ sinh dùng 50ml/lần, một ngày 2-3 lần.
  • Trẻ từ 2-6 tuổi dùng 100ml/lần, mỗi ngày 2-3 lần.
  • Trẻ trẻ từ 6-12 tuổi dùng 150ml/lần, mỗi ngày 2-3 lần.
  • Ngoài ra, cha mẹ nên giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 25 độ C và thân nhiệt bé ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh, nên lau người bằng khăn ấm để hạ nhiệt cho bé.
  • Khi chế biến thực phẩm cho bé cần chú ý phải mềm, lỏng và dễ nuốt, không nên sử dụng những thức ăn, đồ uống lạnh, cay, nhiều dầu mỡ. Trong trường hợp bé còn “ti” mẹ thì nên cho bú thật nhiều.

Trên đây là những lưu ý xử lý viêm họng ở trẻ nhỏ mẹ chớ chủ quan. Biện pháp tốt nhât là cha mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa viêm họng hiệu quả cho trẻ từ sớm, hạn chế tối da các tác nhân làm trẻ mắc viêm họng :

  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng, súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi cho bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng.
  • Không cho bé ăn hay uống đồ lạnh và cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng; thức ăn phải tươi, an toàn, hợp vệ sinh.

Ngoài ra cha mẹ có thể sử sụng những bài thuốc dân gian phòng ngừa viêm họng cho trẻ từ những thảo dược từ mật ong, chanh đào, húng chanh, cam thảo….

Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim  sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Đừng để con yêu phải khổ sở vì các bệnh viêm đường hô hấp. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Please enable JavaScript in your browser to complete this form.

Ý kiến của bạn

Báo chí nói về ly giải tế bào vi khuẩn

Đơn đặt hàng Gs Imunostim junior

Để đặt mua hàng, quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới. Gs Imunostim junior sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất.
Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 sản phẩm trở lên. Phí vận chuyển mỗi đơn hàng một sản phẩm chi tiết như sau:
Nội thành Hà Nội: 25.000VNĐ
Ngoại thành: 35.000VNĐ
Please enable JavaScript in your browser to complete this form.
X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!