10+ Điều cần biết khi trẻ bị viêm họng: Nhận biết, cách chữa, chăm sóc bé Đột phá miễn dịch hô hấp từ Châu Âu Tue, 07 Nov 2023 03:39:54 +0000 vi-VN hourly 1 https://baovehohap.com.vn/wp-content/uploads/2018/04/cropped-_trans_gs-imunostim-junior-e1523333323985-32x32.png 10+ Điều cần biết khi trẻ bị viêm họng: Nhận biết, cách chữa, chăm sóc bé 32 32 Chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi https://baovehohap.com.vn/chua-viem-hong-cho-tre-duoi-1-tuoi-7982/ https://baovehohap.com.vn/chua-viem-hong-cho-tre-duoi-1-tuoi-7982/#comments Wed, 15 May 2019 09:40:34 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=7982 Viêm họng là bệnh rất thường gặp ở trẻ em nhất là khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, độ tuổi này còn khá nhỏ nên trẻ dễ mắc bệnh và cách điều trị cũng khó khăn hơn. Bài viết dưới đây sẽ […]

Bài viết Chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Viêm họng là bệnh rất thường gặp ở trẻ em nhất là khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, độ tuổi này còn khá nhỏ nên trẻ dễ mắc bệnh và cách điều trị cũng khó khăn hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm họng trẻ dưới 1 tuổi là gì?

Do điều kiện sống:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột: nắng nóng, mưa ẩm.
  • Trong môi trường sống hằng ngày có nhiều khói thuốc lá, thuốc lào, bụi bẩn…
  • Trẻ mới cai sữa, bắt đầu ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

Do virus, vi khuẩn, nấm:

Tác nhân gây việm họng ở trẻ thường do virus, vi khuẩn, trong đó virus chiếm tỉ trọng nhiều hơn.

  • Virus: virus cúm, sởi.
  • Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu… đặc biệt nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
  • Nấm: Candida.

Triệu chứng viêm họng ở trẻ dưới 1 tuổi

Khi trẻ bị viêm họng, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến 39-40 độ C, kèm theo một số triệu chứng khác như: nghẹt mũi (một hoặc cả hai bên), chảy nước mũi, đau họng, rát họng, lúc đầu ho khan, về sau ho có đờm.

Những triệu chứng này khiến trẻ dưới 1 tuổi cảm thấy khó chịu, quấy khóc, đôi khi trẻ có thể bỏ ăn, bú giảm, khó ngủ do phải thở bằng miệng vì nghẹt mũi.

Trẻ bị viêm họng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch mủ…và nguy hiểm nhất có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.

2

Cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi

Cha mẹ nên tiến hành đo nhiệt độ cho trẻ và chườm hạ nhiệt bằng nước ấm. Giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi của trẻ vào mùa lạnh để phòng ngừa viêm họng.

Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ, cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ chán ăn, bỏ bú, cha mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn/bú để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tạo sức đề kháng giúp nhanh lành bệnh.

Cho trẻ uống xen kẽ nước lọc với liều lượng vừa đủ, giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.

Để trẻ trong môi trường mát mẻ, sạch thoáng với độ ẩm vừa đủ. Tránh nằm điều hòa mà không có máy tạo ẩm.

Thường xuyên dùng nước muối sinh lý 0.9% rửa mũi cho trẻ để tiêu viêm, sát khuẩn đường hô hấp.

Cho trẻ ngủ đủ giấc, tạo không gian yên tĩnh thoải mái để bệnh sớm lành.

Làm sạch dịch mũi bằng dụng cụ hút dịch chuyên dụng, tránh bệnh viêm họng cấp mủ ở trẻ.

Sau khi hết bệnh, nên tái khám định kỳ để chắc chắn trẻ đã khỏi bệnh.

Phòng viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi

Đừng để khi con ốm mới bắt đầu tìm cách chữa trị, phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho con cũng là cách giúp con khỏe mạnh hơn:

  • Đảm bảo môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa.
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp của trẻ.
  • Cho trẻ uống bổ sung nhiều nước, nước ép trái cây như cam, chanh,… để giải nhiệt và tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Không cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh, sử dụng máy tạo ẩm để điều hòa không khí, luôn giữ nhiệt độ phòng từ 25-27 độ.
  • Bổ sung vitamin, kẽm, sắt,… để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
  • Không cho tắm ngay khi trẻ vừa đổ nhiều mồ hôi, hoạt động mạnh, tắm bằng nước ấm cho trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ với xà phòng.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
  • Cho bé sử dụng GS Imunostim để phòng ngừa viêm họng cho trẻ. Mẹ có thể nghiền nhỏ Imunostim và bôi trong miệng cho bé để bé ngậm sản phẩm.

Bé nhà bạn có đang bị viêm họng? Hãy gọi ngay đến tổng đài 1800 8070 để được chuyên gia tư vấn miễn phí về tình trạng của bé!

Bài viết Chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/chua-viem-hong-cho-tre-duoi-1-tuoi-7982/feed/ 2
Trẻ bị viêm họng: Những điều mẹ cần biết https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-7600/ https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-7600/#respond Wed, 16 Jan 2019 06:17:34 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=7600 Trẻ bị viêm họng có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời. Đặc biệt, các trẻ dưới 5 tuổi, trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh và thường xuyên tái phát hơn. Để chăm sóc, phòng bệnh viêm họng cho bé […]

Bài viết Trẻ bị viêm họng: Những điều mẹ cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Trẻ bị viêm họng có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời.

Đặc biệt, các trẻ dưới 5 tuổi, trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh và thường xuyên tái phát hơn.

Để chăm sóc, phòng bệnh viêm họng cho bé đúng cách, hãy cùng tìm hiểu rõ về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ bị viêm họng

nguyên nhân trẻ bị viêm họng

Nguyên nhân chính

Nguyên nhân gây viêm họng chính cho trẻ là các chủng virus hoặc vi khuẩn

  • Các chủng virus: virus cúm, virus thủy đậu, virus tay chân miệng, virus sởi, virus họ adenovirus, coronavirus,…
  • Các chủng vi khuẩn: vi khuẩn liên cầu nhóm A, ho gà, bạch hầu,…

Nguyên nhân khác

Dị ứng

Lông động vật nuôi, phấn hoa, bụi, nấm mốc,… là những dị nguyên trong không khí có thể khiến trẻ bị dị ứng gây ho, viêm họng.

Chất kích thích, ô nhiễm

Ô nhiễm khói thuốc lá, hóa chất, khói bụi,… có thể gây ho, viêm họng cho trẻ.

Gia vị trong thức ăn cũng có thể kích ứng họng, gây viêm họng với các trẻ có cơ địa dễ bị kích ứng.

Căng cơ

Trẻ nhỏ thích la hét, nói to cũng dễ bị căng cơ ở thanh quản, gây khản tiếng, viêm họng.

Bệnh lý

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra viêm họng ở trẻ. Trẻ có thể bị viêm họng mạn tính do dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương và viêm nhiễm vùng họng.

Bệnh viêm xoang cấp và mạn tính: Nước mũi do viêm xoang khi chảy ngược vào trong có thể gây kích ứng họng và lây lan vi khuẩn, virus xuống vùng họng, dẫn tới viêm họng.

Yếu tố nguy cơ

yếu tố nguy cơ trẻ bị viêm họng

  • Tuổi

Trẻ nhỏ thường bị viêm họng, đặc biệt dễ bị viêm họng do nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm A Streptococcus.

  • Khói thuốc lá

Trẻ hít phải khói thuốc lá, hay còn gọi là hút thuốc lá thụ động, có thể bị kích ứng họng, dẫn tới viêm họng.

  • Dị ứng

Phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông thú nuôi cũng có thể làm gia tăng tình trạng viêm họng.

  • Phơi nhiễm với hóa chất

Các hạt do hóa dầu và các hóa chất gia dụng cũng có thể là nguy cơ gây viêm họng.

  • Các tác nhân gây khô, lạnh cổ họng

Không khí trong nhà, ngoài trời quá khô, lạnh đều có thể làm cổ họng trẻ bị khô, đau dẫn tới viêm họng.

Không khí khô lạnh có thể do thời tiết mùa thu đông hoặc do phòng bật điều hòa quá nhiều làm giảm độ ẩm không khí.

Nếu trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi và phải thở bằng miệng thường xuyên cũng có thể làm cổ họng bị khô, dẫn tới viêm họng.

Nước đá, kem nếu ăn uống thường xuyên cũng khiến cổ họng bị lạnh, dẫn tới việc trẻ bị viêm họng.

  • Khu vực đông đúc

Nhà trẻ, trường học, nơi đông người là điều kiện thuận lợi giúp phát tán virus, vi khuẩn gây viêm họng cho trẻ.

Đặc biệt nếu có trẻ bị ốm mà vẫn đi học thì các bé khác cũng sẽ dễ bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với trẻ bị ốm.

  • Thói quen sinh hoạt

Trẻ nhỏ hay cho tay lên miệng mũi. Tay trẻ có thể dính đất cát hoặc các tác nhân gây bệnh.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm họng ở trẻ.

  • Hệ miễn dịch suy yếu

Trẻ dễ bị viêm họng hơn nếu hệ miễn dịch của bé suy yếu.

Điều này thường do một số nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ dùng thuốc nhiều, liên tục trong thời gian dài, do bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải… 

2. Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị viêm họng

Triệu chứng khi trẻ bị viêm họng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  1. Trẻ thấy đau hoặc cảm giác rát cổ họng
  2. Đau nhiều hơn khi trẻ nuốt thức ăn hoặc nói chuyện
  3. Trẻ khó nuốt, bỏ bú
  4. Đau, sưng hạch cổ hoặc hạch hàm
  5. Sưng đỏ amidan
  6. Có mủ hoặc mảng trắng trên amidan
  7. Trẻ bị khàn tiếng, đặc tiếng

Khi soi vào trong miệng, sẽ thấy cổ họng trẻ bị sưng đỏ, thành sau họng đỏ, sưng nề, xuất tiết.

Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo các triệu chứng:

  1. Sốt
  2. Ho
  3. Chảy nước mũi
  4. Hắt hơi
  5. Đau mình mẩy
  6. Ăn ngủ kém
  7. Đau đầu
  8. Buồn nôn hoặc nôn
  9. Có thể phát ban ngoài da

3. Một số triệu chứng cần lưu ý khi trẻ bị viêm họng

1. Ho, ho có đờm

trẻ bị viêm họng ho

Ho là phản ứng của cơ thể khi có yếu tố kích thích đường thở hoặc cổ họng. Khi trẻ bị viêm họng, trẻ có thể bị ho khan hoặc ho có đờm.

Việc ho nhiều có thể làm trẻ gia tăng tình trạng viêm họng và mất sức. Tuy nhiên chỉ cần điều trị tích cực thì triệu chứng này sẽ sớm thuyên giảm cùng với bệnh.

Trẻ trên 4 tuổi có thể súc miệng nước muối ấm để giảm tình trạng ho do viêm họng.

Trẻ nhỏ có thể dùng các bài thuốc dân gian hoặc siro ho để làm giảm tình trạng ho do viêm họng. Xem phần các bài thuốc phía dưới.

2. Nôn trớ

trẻ bị viêm họng nôn trớ

Trẻ bị viêm họng thường bị sưng đau cổ họng, gặp khó khăn khi nhai nuốt dẫn tới bỏ ăn, bỏ bú, thậm chí nôn trớ.

Nếu trong họng có đờm, đường thở của bé sẽ bị cản trở.

Đặc biệt các bé nhỏ chưa biết cách đẩy đờm ra, do vậy bé sẽ bị kích ứng, khó chịu, thậm chí có phản xạ buồn nôn, nôn để tống đờm ra ngoài.

Nếu viêm họng kèm theo ho. Phản xạ ho sẽ tác động lên các cơ bụng, cơ dưới thực quản, khiến thức ăn dể bị đẩy ngược lên và khiến bé nôn nhiều hơn.

Cách chăm sóc nếu trẻ bị nôn trớ do viêm họng tại nhà:

Khi trẻ bị nôn trớ:

Chất nôn có thể gây sặc, làm trẻ ngừng thở hoặc viêm phổi, xẹp phổi hết sức nguy hiểm.

Ngoài ra, nôn trớ nhiều khiến trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải, hạ đường huyết.

Vì vậy cha mẹ cần chú ý những biện pháp chăm sóc sau khi trẻ bị nôn trớ

  • Không bế xốc khi bé đang nôn vì có thể làm dịch nôn tràn vào phổi.
  • Đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu. Nên để phần thân trên cao hơn phần dưới nhằm tránh trào ngược cho trẻ. Có thể đặt bé nằm nghiêng một bên để tránh bị hít dịch nôn vào phổi.
  • Lau sạch mũi miệng trẻ.
  • Thay quần áo mới để tránh mùi khó chịu.
  • Có thể quấn khăn ăn quanh cổ, phòng trường hợp bé tiếp tục nôn.
  • Cho trẻ uống nước để bổ sung lượng nước mất đi do nôn trớ. Không nên cho bé uống sữa ngay sau khi nôn. Có thể dùng dung dịch Oresol hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Nếu trẻ không muốn uống, hoặc tiếp tục trớ nước ra, cha mẹ cần kiên trì bón từng thìa nước nhỏ, 5-10 phút mỗi lần để bù nước cho trẻ.
  • Cần kiên trì, không nên bực tức, quát mắng, khiến trẻ sợ, quấy khóc, nôn trớ nhiều hơn. Cha mẹ có thể nói chuyện để giúp bé quên đi việc bị nôn, ho và viêm họng.

Để phòng các đợt nôn trớ mới

  • Lựa chọn thức ăn hợp lý:

Trẻ bú mẹ: cần giảm lượng sữa mỗi lần bú, cho bé bú nhiều lần.

Trẻ bú bình: nghiêng bình sữa 45 độ để tránh bị sặc cho trẻ.

Trẻ đã biết ăn ngoài: lựa chọn thức ăn dễ nuốt và dễ tiêu. Nên thay đổi thực đơn, làm các loại cháo loãng, cho trẻ ăn ít một. Có thể cho trẻ uống nước trái cây loãng để bổ sung nước và vitamin.

  • Sau khi trẻ ăn xong:

Để trẻ ngồi hoặc đứng thẳng, không cho trẻ nằm ngay.

Vuốt lưng bé từ trên xuống dưới để dịch vị và thức ăn đi dần xuống dạ dày, hạn chế trào ngược lên.

  • Điều trị các triệu chứng có thể gây nôn cho trẻ:

Làm dịu họng, giảm ho cho trẻ: có thể sử dụng các bài thuốc dân gian (quất hấp đường phèn/ mật ong, lá húng chanh hấp mật ong, hoa hồng bạch hấp đường phèn,…). Chú ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Làm sạch mũi: nếu bé sổ mũi, nghẹt mũi, cần rửa mũi cho trẻ để làm thông thoáng đường thở, giảm nguy cơ nôn trớ. Hoặc dùng khăn ấm và sạch, vê nhọn một đầu và nhẹ nhàng lau 2 lỗ mũi cho trẻ.

  • Dùng thuốc chống nôn nếu hiện tượng này xảy ra quá nhiều. Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sỹ.

3. Sốt

trẻ bị viêm họng sốt

Sốt có thể xem như đáp ứng của cơ thể khi bị tác nhân gây bệnh tấn công.

Sốt làm tăng thân nhiệt cơ thể, giúp cho các phản ứng trao đổi chất diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn, giúp đẩy lùi yếu tố gây bệnh tốt hơn.

Vì vậy, sốt nhìn chung là một phản ứng có tác dụng tốt. Tuy nhiên nếu thân nhiệt tăng quá cao, sốt có thể gây biến chứng cho trẻ.

Khi sốt kéo dài, cơ thể trẻ có thể bị mất nước. Bé có thể tăng nhịp tim, nhịp thở, nặng hơn có thể bị co giật, ảnh hưởng hệ thần kinh.

Biểu hiện co giật thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tới 5 tuổi. Khoảng 2-5% trẻ khi sốt có kèm theo co giật.

Cách chăm sóc nếu trẻ bị sốt do viêm họng tại nhà, phụ huynh cần tìm cách hạ sốt nhanh cho trẻ bằng các biện pháp như:

Làm thông thoáng cho trẻ và khu vực trẻ nằm nghỉ

  • Thay quần áo rộng rãi, thoáng và thấm mồ hôi cho trẻ.
  • Chú ý không cởi hết quần áo vì có thể làm trẻ bị lạnh (dù thân nhiệt bé đang cao) và bị run. Phản xạ run càng khiến thân nhiệt bé tăng cao.
  • Để trẻ năm nơi thoáng mát, nhưng tránh khu vực có gió lùa.

Tiến hành lau mát cho trẻ

  • Sử dụng nước ấm 29 – 32 độ C để lau mát cho bé.
  • Không sử dụng nước đá vì sẽ làm trẻ bị lạnh, run, khiến trẻ sốt cao hơn.
  • Lau tay, chân, nách, bẹn cho bé.
  • Nước ấm sẽ giúp giãn mạch máu, giúp giảm dần thân nhiệt cho bé.
  • Chú ý không đặt khăn lên ngực bé vì có thể gây tăng nguy cơ viêm phổi.
  • Chú ý không pha rượu hay chanh (gây ngộ độc hoặc tổn thương da) vào nước lau mát cho bé.

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu cần thiết

  • Thuốc hạ sốt không phải lúc nào cũng cần dùng.
  • Có thể lựa chọn paracetamol dạng siro hoặc bột pha hỗn dịch cho trẻ.
  • Liều dùng: 10mg/kg/lần (ví dụ: bé 10 kg uống 1 viên 100mg/ lần).
  • Có thể uống sau 4-6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt.
  • Không dùng quá 4 lần/ngày.

Nếu trẻ sốt kèm co giật

  • Hạ sốt ngay như những hướng dẫn trên.
  • Để trẻ nằm yên tĩnh, tránh những kích thích từ bên ngoài
  • Đặt đầu trẻ hơi nghiêng về một bên, phòng khi trẻ nôn thì dịch nôn không bị trào vào đường thở
  • Khi trẻ co giật, không dùng thuốc đường uống vì trẻ có nguy cơ bị sặc, cần dùng thuốc hạ nhiệt đặt hậu môn.
  • Đưa trẻ đi khám ngay. Ghi chép lại tình trạng co giật của trẻ để thuật lại cho bác sỹ.

4. Lưu ý khi đưa trẻ bị viêm họng đi khám

lưu ý đưa trẻ bị viêm họng đi khám

Trong quá trình theo dõi, chăm sóc trẻ, cần chú ý những dấu hiệu sau để kịp thời xử lý:

  • Khi trẻ đột ngột bị khó thở hoặc xanh tái
  • Khi trẻ sưng hoặc đau hàm
  • Khi giọng trẻ thay đổi, hoặc rất khó để nghe tiếng trẻ nói
  • Khi trẻ bị cứng cổ
  • Khi trẻ đi tiểu ít hơn bình thường hoặc dùng phải dùng tã ít hơn bình thường
  • Khi trẻ yếu hơn hoặc mệt lả
  • Khi có một bên cổ họng của trẻ đau hơn bên kia

Đa phần các trẻ bị viêm họng chỉ cần chăm sóc tại nhà, tuy nhiên trong những trường hợp sau cần đưa trẻ đi khám ngay:

  • Các triệu chứng không cải thiện hoặc trầm trọng hơn sau 48 giờ
  • Các triệu chứng ban đầu đỡ nhưng lại tái xuất hiện
  • Trẻ uống ít nước trong hơn 24 giờ, hoặc trẻ có các dấu hiệu mất nước (môi miệng khô, mắt trũng, tiểu ít, da khô khó đàn hồi)
  • Trẻ rất khó nuốt
  • Trẻ ngáy to hơn khi ngủ, hoặc đôi khi ngừng thở khi ngủ
  • Hạch ở cổ sưng to hơn
  • Trẻ bị phát ban, có thể bị đốm đỏ ở má và sưng đỏ lưỡi
  • Bất kỳ triệu chứng nào khác khiến phụ huynh lo lắng

 Trẻ bị viêm họng cấp cứu

Cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ bị viêm họng đi khám?

Ghi chú lại:

  • Các triệu chứng của bé, và thời gian diễn ra các triệu chứng này
  • Tiền sử bệnh của bé, bé từng bị các bệnh hô hấp nào gần đây không
  • Thông tin cá nhân quan trọng, như những người bị ốm bé tiếp xúc gần đây
  • Tất cả các thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng bé đang sử dụng, kèm theo liều lượng.
  • Các thông tin dị ứng thuốc, thức ăn có thể ảnh hưởng đến quyết định kê đơn của bác sỹ.
  • Những thắc mắc khác cần bác sỹ tư vấn.

Với bệnh viêm họng, một số câu hỏi cơ bản dành cho bác sỹ bao gồm:

  • Đâu có thể là nguyên nhân gây ra những triệu chứng này?
  • Liệu có thể có nguyên nhân nào khác không?
  • Cần làm những xét nghiệm nào cho bé?
  • Nên điều trị cho bé như thế nào?
  • Các triệu chứng có thể ngừng sau bao nhiêu ngày điều trị?
  • Bé có nguy cơ lây bệnh bao nhiêu lâu nữa? Khi nào bé có thể đi đến trường trở lại?
  • Chăm sóc tại nhà như thế nào để cải thiện tình trạng cho bé?

Đừng ngần ngại hỏi bác sỹ những thắc mắc của bạn.

Bác sỹ có thể hỏi những gì?

khám trẻ bị viêm họng

Bác sỹ thường sẽ hỏi thêm một số thông tin của bé:

  • Bé có triệu chứng nào khác ngoài đau, viêm họng không?
  • Bé có bị sốt không? Sốt bao nhiêu độ?
  • Bé có bị khó thở không?
  • Việc nuốt thức ăn có làm bé đau họng hơn không?
  • Phụ huynh có dùng biện pháp nào giúp bé giảm các triệu chứng không?
  • Ở nhà còn có ai khác bị ốm không?
  • Trước đây bé có từng bị viêm họng bao giờ chưa?
  • Bé có thường xuyên hít phải khói thuốc lá từ người khác (hút thuốc lá thụ động) không?

5. Trẻ bị viêm họng có cần dùng kháng sinh?

Phần lớn trường hợp trẻ bị viêm họng là do virus, và không cần dùng tới kháng sinh.

Nếu trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là chủng Streptococcus pyogenes thì cần dùng kháng sinh sớm để điều trị dứt điểm và phòng các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như thấp tim.

viêm họng do vi khuẩn và kháng sinh

Thang điểm FeverPAIN đánh giá mức độ sốt – đau họng ở trẻ (mỗi mục 1 điểm). Cha mẹ tự đánh giá

  • Trẻ đã bị sốt trong vòng 24 giờ gần nhất
  • Trẻ không ho hay sổ mũi
  • Trẻ đã bị viêm họng trong 3 ngày gần nhất hoặc ít hơn
  • Soi amidan trẻ thấy có mủ
  • Trẻ viêm amidan trầm trọng

Thang điểm Centor để đánh giá thêm (mỗi mục 1 điểm). Cha mẹ tự đánh giá

  • Amidan của trẻ chảy mủ
  • Trẻ bị viêm hạch cổ nông và/hoặc viêm hạch (triệu chứng viêm: sưng nóng, đau, có thể đỏ vùng da bị viêm)
  • Tiền sử bị sốt (> 38 độ C)
  • Trẻ không ho

Tính theo thang điểm để quyết định lúc nào cần đưa trẻ đi khám

Từ 0 – 1 điểm FeverPAIN hoặc 0 – 2 điểm Centor

Không cần sử dụng kháng sinh.

Phụ huynh có thể chăm sóc và điều trị triệu chứng sốt, đau họng cho trẻ tại nhà.

Nếu triệu chứng của trẻ nặng hơn nhanh chóng và rõ ràng. Trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 tuần.

Hoặc trẻ tỏ ra mệt mỏi hơn nhiều thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sỹ để được chẩn đoán và kê đơn hợp lý.

Từ 2 – 3 điểm FeverPAIN

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được xét nghiệm chính xác và kê đơn hợp lý, có thể không cần dùng kháng sinh.

Chú ý không được tự ý dùng kháng sinh trước khi khám vì sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Bác sỹ có thể không kê đơn kháng sinh cho trẻ dùng ngay sau khi khám. Thay vào đó, trẻ có thể được kê đơn kháng sinh dự phòng.

Đơn kháng sinh dự phòng chỉ dùng khi các triệu chứng của trẻ tăng nặng hoặc không cải thiện gì trong 3 – 5 ngày sau khi đi khám.

Thuốc kháng sinh có thể không hỗ trợ cải thiện mức độ và thời gian tồn tại các triệu chứng ở trẻ như ho, sốt, đau họng,… Cha mẹ cũng cần chú ý những phản ứng phụ có thể xảy ra trên trẻ sau khi dùng kháng sinh như đau đầu hoặc tiêu chảy.

Từ 4 – 5 điểm FeverPAIN hoặc từ 3 – 4 điểm Centor

Trẻ cần đi khám ngay để được điều trị và dùng kháng sinh phù hợp.

Trẻ có thể được kê đơn kháng sinh để dùng ngay lập tức hoặc đơn kháng sinh dự phòng. Đơn kháng sinh dự phòng chỉ được dùng khi triệu chứng của trẻ nặng hơn hoặc không thấy cải thiện trong 3 – 5 ngày sau khi khám.

Nếu trẻ đang mắc bệnh mạn tính, hoặc thể trạng suy yếu, nguy cơ bội nhiễm cao

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay để được chăm sóc và điều trị. Có thể cần nhập viện.

Cần đưa trẻ đi khám lại ngay nếu thấy các triệu chứng ở trẻ trầm trọng nhanh chóng, rõ rệt.

Vì sao triệu chứng của trẻ không cải thiện, hoặc tăng nặng hơn?

  • Có thể trẻ bị bệnh khác cũng ảnh hưởng đến đường hô hấp.
  • Các triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh mới ngoài bệnh viêm họng đã được chẩn đoán, hoặc trẻ chuyển sang tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Kháng kháng sinh: vi khuẩn đã kháng lại thuốc kháng sinh được kê cho trẻ.

6. Chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà

chăm sóc trẻ bị viêm họng tại nhà

Phụ huynh có thể làm gì để giảm nhẹ tình trạng viêm họng?

Thuốc giảm đau có thể hỗ trợ bé dịu cơn đau. Việc dùng thuốc giảm đau sẽ giúp trẻ ăn uống dễ chịu hơn.

Các phương pháp phụ huynh có thể thực hiện để giúp bé giảm đau

  • Dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen.

Chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Không dùng quá liều được khuyên dùng.

Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu chưa có chỉ dẫn của bác sỹ.

Liều dùng paracetamol thông thường cho trẻ: 10mg/kg/lần (ví dụ: bé 10 kg uống 1 viên 100mg/ lần). Không dùng quá 4 lần/ngày.

  • Cho trẻ súc miệng nước muối ấm.
  • Có thể sử dụng xịt họng thảo dược cho bé.
  • Pha nước chanh hoặc mật ong ấm. Đây là các phương pháp tự nhiên thường được áp dụng.
  • Cho trẻ uống một chút nước lạnh hoặc chườm đá để làm giảm đau cục bộ. Đá lạnh giúp làm co mạch máu, giảm sưng nóng ở vị trí viêm, giúp bé đỡ đau và dễ nuốt hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể khiến tình trạng viêm gia tăng.
  • Có thể dùng máy làm ẩm không khí để gia tăng độ ẩm trong phòng, giúp bé dễ thở hơn, giảm nguy cơ đau rát họng.
  • Tránh các loại nước súc miệng, bụi bẩn và khói thuốc lá có thể gián tiếp gây kích ứng họng cho bé.

Ngoài ra, khi bé đang bị viêm họng cấp, cha mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp để kích thích hệ miễn dịch trẻ sản sinh kháng thể chống lại yếu tố gây bệnh.

Nhờ tăng cường miễn dịch hô hấp, cơ thể trẻ sẽ tự chiến đấu và giúp bé sớm giảm các triệu chứng của bệnh.

7. Các bài thuốc chữa viêm họng cho trẻ tại nhà

Quất hấp đường phèn

bài thuốc trẻ bị viêm họng

Nguyên liệu:

  1. Quất non hoặc chanh rừng 4 – 5 quả
  2. Lá húng chanh 15 – 20 lá
  3. Gừng ta 1 nhánh nhỏ
  4. Rau diếp cá 20 lá (bé không sốt có thể không cần cho)
  5. Đường phèn – muối hạt
  6. 150 ml nước trắng

Cách làm:

  • Quất, húng chanh, gừng, diếp cá tất cả thái nhỏ cho vào máy xay, đổ tiếp vào 150 ml nước sôi để nguội. Sau đó đem xay nhuyễn.
  • Đổ hỗn hợp ra bát, cho vào bát vài hạt muối trắng và đường phèn.
  • Đậy kín bát. Đem bát đi hấp cách thuỷ khoảng 30 phút.
  • Hỗn hợp hấp cách thủy đem lọc lấy phần nước cốt. Đem bỏ bã và dồn nước cốt vào chai thuỷ tinh, đậy kín nắp và để ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần uống lấy nước cốt ra hâm nóng cho bé dùng. Ngày uống 3- 5 lần.

Bài thuốc từ mật ong (chú ý mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi)

mật ong chữa viêm họng cho trẻ

Mật ong có tính sát trùng cao, giúp giảm ho, viêm họng nhưng không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi

Nước chanh mật ong

  • Pha một tách trà hoặc nước nóng. Thêm 1 thìa mật ong, 2 thìa nước chanh.
  • Hoặc ngâm sẵn mật ong với chanh đào, đường phèn trước khoảng 3 tháng.
  • Mỗi lần dùng lấy một ít nước mật ong và 1 lát chanh đào pha với nước ấm.
  • Mỗi ngày uống 2 – 4 lần.

Tỏi ngâm mật ong

  • Tỏi bóc vỏ, đập dập. Cho tỏi vào lọ thủy tinh.
  • Rót mật ong vào ngâm tỏi theo tỷ lệ 15 gam tỏi : 100 ml mật ong nguyên chất.
  • Bảo quản lọ trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Tỏi ngâm mật ong ngâm trong khoảng 3 tuần là dùng được.
  • Mỗi lần dùng có thể ăn cả tỏi và mật ong để làm giảm ho.

Quất chưng mật ong

  • Đem quất rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt, cho vào lọ thủy tinh.
  • Rót mật ong gần ngập phần quất.
  • Hỗn hợp đem hấp cách thủy rồi hoặc hấp trong nồi cơm.
  • Có thể ăn cả quất và mật ong.
  • Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần dùng 1-2 thìa để giảm ngứa rát họng, giảm ho, viêm họng.

Lá xương sông chưng mật ong

  • Chọn vài lá hoặc ngọn xương sông tươi, rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát. Rót một chút mật ong vào.
  • Hỗn hợp đem hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm. Sau đó đem chắt lấy phần nước cốt.
  • Mỗi ngày uống 1-2 lần.

Lá hẹ hấp đường phèn

lá hẹ hấp đường phèn

  • Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem thái nhỏ cho vào bát hoặc chén sứ.
  • Cho thêm một ít đường phèn vào bát rồi đem hấp cách thủy.
  • Khi lá hẹ đã nhừ thì đem chắt lấy nước.
  • Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

Trà gừng hoặc nước gừng nóng

trà gừng

  • Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ rồi cho vào nồi.
  • Cho thêm một ít nước rồi đun sôi lên.
  • Nếu trẻ trên 1 tuổi có thể thêm chút mật ong vào nước gừng nóng để tạo hương vị dễ uống.
  • Cho trẻ uống từng ngụm nước gừng nóng.

Tỏi nướng

15 bài thuốc trẻ bị viêm họng

  • Tỏi ta để nguyên vỏ, đem nướng cháy bên ngoài.
  • Bóc hết lớp vỏ cháy. Cho tỏi vào bát hoặc chén nhỏ, thêm chút nước ấm rồi nghiền nát.
  • Chú ý nghiền kỹ để hoạt chất allicin trong tỏi có thể tiết ra. Hoạt chất này có tác dụng ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh rất tốt.
  • Lấy phần nước tỏi nướng cho bé uống. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Tỏi nướng không bị cay và hăng như tỏi sống nên rất thích hợp dùng cho các bé.

Cam nướng

cam nướng

  • Cam rửa sạch, ngâm nước muối.
  • Sau đó đem nướng bằng bếp lửa hoặc lò vi sóng.
  • Cho bé ăn cả vỏ lẫn tép cam còn nóng để giảm ho, viêm họng.
  • Có thể cho một chút muối tinh vào cam để bé dễ ăn hơn.

8. Trẻ bị viêm họng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Trẻ bị viêm họng có thể sẽ giảm vị giác, ăn uống thấy vị đắng, nhạt mồm miệng và biếng ăn.

Vì vậy, phụ huynh cần động viên, kiên trì cho bé ăn dần, ăn làm nhiều bữa để bổ sung chất dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé có sức đề kháng chống lại bệnh tật, có sức khỏe tốt và mau khỏi bệnh hơn.

Với bé còn nhỏ chưa biết ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất.

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bé có sức đề kháng chống lại bệnh tật ở giai đoạn đầu đời.

Người mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân để có nguồn sữa giàu dưỡng chất hơn cho bé.

Nên tăng cường cho bé bú, có thể cho bú làm nhiều cữ khi bé bị viêm họng.

Các món nên ăn

món súp

1. Các món ăn ấm, mềm

Trẻ bị viêm họng sẽ bị sưng đau vòm họng, khó nhai nuốt.

Vì vậy thức ăn mềm như cháo, súp, bún phở với hương vị đa dạng sẽ giúp trẻ dễ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng.

Chú ý không cho bé dùng khi thức ăn còn quá nóng vì sẽ làm gia tăng sưng nóng ở họng, khiến bé bị đau nhiều hơn.

2. Thực phẩm giàu vitamin

Trái cây, thịt, sữa, ngũ cốc,… đều chứa nhiều loại vitamin khác nhau. Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh cần phối hợp các loại thực phẩm này để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và các loại vitamin cho trẻ.

vitamin c

Vitamin có thể bị phá hủy trong quá trình đun nấu, vì vậy cũng cần chú ý thời gian và cách chế biến để giúp giữ lại tối đa dưỡng chất cho bé.

Cha mẹ có thể làm sinh tố, nước ép hoa quả, rau xanh cho bé uống.

Món ăn này có hương vị đa dạng tùy theo công thức chế biến, vừa cung cấp các vitamin thiết yếu, vừa bổ sung lượng nước mất đi khi bé ốm.

3. Rau xanh

Các loại rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Rau xanh còn là nguồn bổ sung chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, đặc biệt khi trẻ bị viêm họng, phải dùng thuốc và thay đổi chế độ dinh dưỡng.

Vì vậy cha mẹ cần chú ý phối hợp rau xanh vào khẩu phần ăn của trẻ.

4. Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Thịt, cá, trứng, sữa, nấm, ngũ cốc,… là những thực phẩm đứng đầu danh sách để bổ sung dưỡng chất cho bé trong giai đoạn ốm bệnh.

Một món cháo, súp chứa đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo,… sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bé trong thời điểm này.

Các món ăn nên kiêng

1. Đồ ăn quá lạnh

trẻ viêm họng kiêng ăn kem

Đồ ăn lạnh ban đầu có thể làm dịu đi cơn đau tại vị trí viêm, nhưng lâu dài lại làm gia tăng tổn thương.

Ngoài ra đồ ăn lạnh cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, vốn đã đặc biệt nhạy cảm khi trẻ ốm bệnh.

2. Đồ ăn cay nóng

ớt cay

Đồ ăn cay nóng sẽ kích thích làm gia tăng tình trạng viêm họng ở trẻ.

Vì vậy cần kiêng các món ăn cay nóng cho trẻ trong giai đoạn này.

3. Đồ ăn cứng, nhiều vụn

bánh mỳ

Trẻ đang bị sưng đau họng sẽ khó nhai nuốt. Nếu tiếp tục ăn đồ ăn cứng, nhiều vụn như đồ chiên rán, bim bim,… thì sẽ càng làm trẻ đau đớn, tăng tình trạng sưng viêm.

Vì vậy cần lựa chọn thức ăn mềm, và kiêng các loại đồ ăn cứng, nhiều vụn cho trẻ.

4. Đồ ăn nhanh, thức uống có ga

đồ ăn nhanh

Các món ăn này nhiều chất béo, chất oxy hóa, quá nhiều muối, đường hóa học, lại ít giá trị dinh dưỡng.

Vì vậy nên kiêng những món ăn nhanh, thức uống có ga khi trẻ đang bị ốm bệnh.

9. Phòng bệnh viêm họng cho trẻ

Để giảm tái phát viêm họng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

Dinh dưỡng tốt

Chế độ dinh dưỡng tốt, đẩy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất sẽ giúp bé có sức đề kháng phòng bệnh.

Chế độ sinh hoạt

  1. Tập cho trẻ thói quen uống nước đầy đủ.
  2. Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao.
  3. Tập cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn.
  4. Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không cho tay lên mồm.
  5. Hạn chế ăn kem, thức ăn lạnh thường xuyên,…

Môi trường sống

  1. Hạn chế khói thuốc lá, khói bụi, ẩm mốc, các yếu tố khác khiến trẻ dễ bị kích ứng.
  2. Tránh dùng điều hòa quá nhiều, tránh bật quạt liên tục vào người trẻ.
  3. Chú ý không để nhiệt độ thay đổi đột ngột như khi vừa tắm xong, vừa từ phòng điều hòa ra ngoài.

Chủ động phòng bệnh

  1. Hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người
  2. Đeo khẩu trang và che chắn bé cẩn thận
  3. Có thể thường xuyên rửa mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý cho trẻ
  4. Tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm

phòng chống viêm họng cho trẻ

Đặc biệt, trong những năm gần đây, ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp dạng ngậm được các chuyên gia ở châu Âu rất tin dùng.

Hỗn hợp giúp tăng cường miễn dịch hô hấp tự nhiên của cơ thể, giúp giảm nguy cơ tái phát viêm họng cũng như các bệnh hô hấp cho cả trẻ em và người lớn.

Đây được coi là đột phá mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa.

GS Imunostim là một sản phẩm như vậy.

Sản phẩm không chỉ hỗ trợ tăng cường miễn dịch, phòng các bệnh hô hấp như viêm họng, mà còn giúp hỗ trợ cơ thể tự chống chọi lại vi rút, vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh.

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai

Imunostim có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp, từ đó giúp phòng ngừa, giảm tái phát và mau hồi phục khi bị bệnh.

Vì tăng cường miễn dịch không đặc hiệu là IgA nên chế phẩm có tác dụng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, tuy nhiên, nên sử dụng nhiều lần mỗi năm để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng tư vấn 3 biện pháp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh hô hấp cho bé

 

Chia sẻ của các mẹ đã sử dụng Đột phá miễn dịch hô hấp GS Imunostim

Để tìm hiểu về cách phòng chống Viêm họng cho trẻ cũng như hỗn hợp tăng miễn dịch hô hấp đường ngậm Imunostim, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1800 8070 (miễn cước) trong giờ hành chính.

Bài viết Trẻ bị viêm họng: Những điều mẹ cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-7600/feed/ 0
Trẻ viêm họng có thể dùng kháng sinh nào – mẹ cần biết https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-co-the-dung-khang-sinh-nao-me-can-biet-7010/ https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-co-the-dung-khang-sinh-nao-me-can-biet-7010/#respond Wed, 03 Oct 2018 08:12:47 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=7010 Nếu bé đang bị viêm họng, cha mẹ có thể rất muốn được bác sỹ kê đơn kháng sinh. Nhưng trong hầu hết trường hợp, bé không cần kháng sinh để chữa bệnh hô hấp như viêm họng. Vậy bé có thể dùng kháng sinh nào khi bị viêm họng, và lúc nào thì không […]

Bài viết Trẻ viêm họng có thể dùng kháng sinh nào – mẹ cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Nếu bé đang bị viêm họng, cha mẹ có thể rất muốn được bác sỹ kê đơn kháng sinh. Nhưng trong hầu hết trường hợp, bé không cần kháng sinh để chữa bệnh hô hấp như viêm họng. Vậy bé có thể dùng kháng sinh nào khi bị viêm họng, và lúc nào thì không cần dùng kháng sinh cho bé? Hãy cùng chuyên gia của Imunostim tìm hiểu:

Nguyên nhân gây viêm họng

Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi rút và không cần dùng kháng sinh. Chỉ khoảng 15 – 30% trẻ bị viêm họng là do liên cầu nhóm A gây ra, đặc biệt thường gặp ở các trẻ từ 3 – 15 tuổi. Hiếm khi có loại vi khuẩn nào khác ngoài liên cầu nhóm A gây viêm họng.

Một số cộng đồng dân cư có nguy cơ cao bị biến chứng thấp tim sau viêm họng do liên cầu nhóm A. Những đối tượng này nên được dùng kháng sinh dự phòng và xét nghiệm ngay nếu có thể.
Kháng sinh trẻ bị viêm họng

Cần đưa trẻ đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu bị viêm họng do liên cầu nhóm A

Một số lưu ý

  • Viêm họng cấp có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần.
  • Viêm họng cấp chủ yếu có thể chăm sóc tại nhà.

Thang điểm FeverPAIN để cha mẹ đánh giá mức độ sốt – đau họng ở trẻ (mỗi mục 1 điểm)

  • Sốt trong 24 giờ gần nhất
  • Không bị ho hay sổ mũi
  • Đã bị viêm họng trong vòng 3 ngày hoặc ít hơn
  • Amidan có mủ
  • Bị viêm amidan trầm trọng

Thang điểm Centor để cha mẹ đánh giá thêm (mỗi mục 1 điểm)

  • Amidan chảy mủ
  • Viêm hạch cổ nông hoặc viêm hạch (thấy sưng nóng và đau)
  • Tiền sử có triệu chứng sốt (>38oC)
  • Không ho

Đánh giá khi nào cần đưa bé đi khám

– Từ 0 – 1 điểm hoặc điểm Centor 0 – 2 điểm:

Không cần sử dụng kháng sinh.

Phụ huynh chỉ cần chăm sóc và điều trị triệu chứng đau họng và sốt cho trẻ tại nhà.

Nếu triệu chứng trầm trọng nhanh chóng, rõ ràng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1 tuần, hoặc trẻ mệt mỏi hơn rất nhiều thì cần đưa bé đi khám bác sỹ để được kê đơn hợp lý.

– Từ 2 – 3 điểm:

Cần đi khám bác sỹ để được xét nghiệm và kê đơn, có thể không cần dùng kháng sinh.

Bác sỹ có thể kê đơn kháng sinh dự phòng, đơn chỉ dùng khi triệu chứng tăng nặng hoặc không cải thiện trong vòng 3 – 5 ngày sau khi khám. Kháng sinh có thể không giúp cải thiện mức độ trầm trọng và thời gian tồn tại các triệu chứng. Kháng sinh cũng có thể gây ra các phản ứng phụ như đau đầu hoặc tiêu chảy.

– Từ 4 – 5 điểm hoặc điểm Centor từ 3 – 4 điểm:

Cần đi khám bác sỹ ngay để được điều trị và chỉ định kháng sinh phù hợp.

Bác sỹ có thể kê đơn kháng sinh ngay lập tức hoặc kháng sinh dự phòng. Đơn kháng sinh dự phòng chỉ dùng khi triệu chứng tăng nặng hoặc không cải thiện trong vòng 3 – 5 ngày sau khi khám.

– Nếu trẻ đang bị bệnh mạn tính, thể trạng suy yếu, có nguy cơ cao bị bội nhiễm:

Cần đưa trẻ đi khám ngay để được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện.

Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám lại ngay nếu thấy các triệu chứng của trẻ trầm trọng nhanh chóng hoặc rõ rệt.

Điều này có thể do:

  • Trẻ có nguy cơ bị bệnh khác ảnh hưởng tới đường hô hấp.
  • Trẻ có dấu hiệu của bệnh khác hoặc tình trạng khác nghiêm trọng hơn.
  • Vi khuẩn đã kháng kháng sinh dùng trước đó ở trẻ.
Kháng sinh
Lựa chọn đầu tay
Phenoxymethylpenicillin (penicillin V)Trẻ từ 1 – 11 tháng tuổi: 62,5 mg x 4 lần hoặc 125 mg x 2 lần một ngày, trong 5 – 10 ngày

Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 125 mg x 4 lần hoặc 250 mg x 2 lần một ngày, trong 5 – 10 ngày

Trẻ từ 6 – 11 tuổi: 250 mg x 4 lần hoặc 500 mg x 2 lần một ngày, trong 5 – 10 ngày

Trẻ từ 12 – 17 tuổi: 500 mg x 4 lần hoặc 1000 mg x 2 lần một ngày, trong 5 – 10 ngày
Lựa chọn thay thế đầu tay
ClarithromycinTrẻ từ 1 tháng – 11 tuổi:
- Dưới 8 kg: 7,5 mg/kg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày
- Từ 8 – 11 kg: 62,5 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày
- Từ 12 – 19 kg: 125 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày

- Từ 20 – 29 kg: 187,5 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày
- Từ 30 – 40 kg: 250 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày.
Trẻ từ 12 – 17 tuổi: 250 mg hoặc 500 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày.
ErythromycinTrẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi: 125 mg x 4 lần một ngày hoặc 250 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày

Trẻ từ 2 – 7 tuổi: 250 mg x 4 lần một ngày hoặc 500 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày

Trẻ từ 8 – 17 tuổi: 250 – 500 mg x 4 lần một ngày hoặc 500 – 1000 mg x 2 lần một ngày, trong 5 ngày

Trong thực tế, bác sỹ có thể lựa chọn thay đổi liều phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh hoặc chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ (so sánh với chỉ số trung bình của các trẻ cùng độ tuổi). Dạng dùng thường là đường miệng, trừ phi trẻ không uống được.

Tham khảo theo hướng dẫn của Viện Sức khỏe và Thực hành lâm sàng Quốc gia NICE Anh Quốc

====================

Tóm lại, khi trẻ bị viêm họng, trước hết phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà, không tự ý sử dụng kháng sinh. Các triệu chứng viêm họng sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần mà không cần dùng thuốc gì. Nếu trẻ có nguy cơ bị viêm họng do liên cầu nhóm A (đánh giá theo các thang điểm) thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Để phòng bệnh viêm họng, bên cạnh các biện pháp như tăng cường dinh dưỡng, tiêm phòng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phụ huynh còn có thể sử dụng ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp để kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Để tìm hiểu về cách chăm sóc cho trẻ khi bị viêm họng cũng như hỗn hợp tăng miễn dịch hô hấp đường ngậm, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1800 8070 (miễn cước) trong giờ hành chính.

Bài viết Trẻ viêm họng có thể dùng kháng sinh nào – mẹ cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-co-the-dung-khang-sinh-nao-me-can-biet-7010/feed/ 0
Viêm họng có mủ ở trẻ: triệu chứng và cách phòng tránh https://baovehohap.com.vn/viem-ho%cc%a3ng-co-mu-o-tre-6244/ https://baovehohap.com.vn/viem-ho%cc%a3ng-co-mu-o-tre-6244/#respond Fri, 31 Aug 2018 02:25:10 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=6244 Viêm họng có mủ hay viêm họng bựa trắng thông thường là một bệnh viêm họng cấp tính nặng. Bệnh thường gây biến chứng thấp tim, viêm cầu thận cấp… nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân viêm họng có mủ ở trẻ Do vi khuẩn. Thường là do liên […]

Bài viết Viêm họng có mủ ở trẻ: triệu chứng và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Viêm họng có mủ hay viêm họng bựa trắng thông thường là một bệnh viêm họng cấp tính nặng. Bệnh thường gây biến chứng thấp tim, viêm cầu thận cấp… nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm họng có mủ ở trẻ

Do vi khuẩn. Thường là do liên cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Vi khuẩn lây truyền bằng đường nước bọt.

streptococcus thường gây ra viêm họng có mủ ở trẻ

Liên cầu khuẩn thường gây ra viêm họng mủ

Triệu chứng viêm họng có mủ ở trẻ

Đa số các trường hợp đều gặp phải các triệu chứng điển hình như:

  • Đau rát cổ họng, khô họng.
  • Trẻ khó nuốt, nuốt đau nói lên tai.
  • Tiếng nói bị khàn và khi nói bị nghẹt.
  • Hơi thở của trẻ thường xuyên có mùi hôi khó chịu.
  • Khi quan sát bằng mắt thường có thể thấy tại vùng họng có các hạt mủ màu trắng. Lớp mủ (bựa) này đầu tiên màu trắng kem sau trở lên vàng xám và chỉ khu trú ở amiđan và có thể dùng bông chùi đi mà không gây ra chảy máu.
  • Sưng hạch ở cổ hoặc xương hàm.
  • Trẻ sốt cao 38 – 39 độ C có rét rung hoặc ớn lạnh, thể trạng mệt mỏi, nhức đầu nhiều.
  • Trẻ có thể buồn nôn, nôn mửa.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sỹ thường chẩn đoán nguyên nhân của đau họng có mủ trên cơ sở thăm khám và xét nghiệm.

Chẩn đoán xác định

  • Dựa vào sự khởi phát của bệnh.
  • Triệu chứng thực thể khi khám họng (lớp bựa trắng phủ lên bề mặt amiđan).

Xét nghiệm

  • Ngoáy họng để soi cấy tìm vi khuẩn: liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Hoặc xét nghiệm kháng nguyên, kiểm tra DNA.
  • Số lượng bạch cầu tăng trên 10.000.
  • Tốc độ máu lắng tăng cao, có thể có albumin trong nước tiểu.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác

  • Bệnh bạch hầu: thường xảy ra thành dịch. Khi khám họng thường thấy có giả mạc, giả mạc gắn chặt vào niêm mạc, khi bóc ra thì chảy máu, giả mạc mọc rất nhanh, lan ra các trụ và màn hầu, giả mạc không tan trong nước. Bệnh cảnh nhiễm trùng, nhiễm độc rõ. Hạch cổ, dưới cằm nổi nhiều và nhanh. Trước một bệnh nhân như vậy bao giờ cũng ngoáy họng để cấy khuẩn.
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân: hạch cổ to, suy nhược, viêm họng trắng, loét họng. Trong máu tế bào đơn nhân tăng cao.

Giả mạc trong bệnh bạch hầu khác với mủ/ bựa trắng trong viêm họng có mủ

Giả mạc trong bệnh bạch hầu khác với mủ/ bựa trắng trong viêm họng mủ

Điều trị viêm họng có mủ ở trẻ

  • Điều trị kháng sinh bệnh diễn biến tốt, thuyên giảm trong vòng 24 giờ.
  • Hạ sốt bằng paracetamol cho trẻ, tuyệt đối không sử dụng aspirin.
  • Điều trị tại chỗ: súc họng bằng nước muối loãng, khí dung.
  • Cắt amiđan khi bệnh ổn định theo tư vấn của bác sỹ.

Biến chứng viêm họng có mủ

Bệnh thường kéo dài 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu kéo dài hơn dễ gây nên các biến chứng vào tuần thứ hai, thứ ba.

  • Biến chứng viêm họng mủ tại chỗ như gây áp xe hoặc hiện tượng viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan…
  • Biến chứng viêm họng mủ gần gây ra các bệnh khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Biến chứng bệnh viêm họng mủ xa gây nên các bệnh thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp, nhiễm trùng huyết…

Hướng dẫn phòng tránh bệnh viêm họng mủ hiệu quả

Viêm họng có mủ là một trong các bệnh có thể lây nhiễm. Do đó, ta cần thực hiện tốt phương pháp phòng tránh bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh:

  • Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bệnh như bát, đũa, khăn mặt… Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, tạo môi trường thông thoáng và đặc biệt là chỗ ngủ.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ. Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh. Nếu có thể, thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Bổ sung thêm một số loại vitamin cho cơ thể như vitamin C, kẽm…
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Tránh không ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh, ảnh hưởng tới họng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng - cách phòng tránh viêm họng có mủ hiệu quả

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng – cách phòng tránh viêm họng hiệu quả

Hiện nay, chưa có loại vắc xin đặc hiệu cho bệnh viêm họng. Tuy nhiên, IgA, một loại kháng thể có trong dịch nhầy niêm mạc hô hấp lại có nhiều tác dụng như chống vi khuẩn, chống virus, trung hòa độc tố, giúp bảo vệ đường hô hấp cực kỳ hiệu quả.

Hỗn hợp ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp được sử dụng tại châu Âu nhiều năm nay giúp kích thích tăng kháng thể IgA trên đường hô hấp và tăng cả đề kháng toàn thân. Ly giải tế bào vi khuẩn có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp, từ đó giúp phòng ngừa, giảm tái phát và mau hồi phục khi bị bệnh. Vì tăng cường miễn dịch không đặc hiệu là IgA nên chế phẩm có tác dụng chống lại nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau, tuy nhiên, nên sử dụng nhiều lần mỗi năm để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Để tìm hiểu về cách phòng chống Viêm họng cho trẻ cũng như hỗn hợp tăng miễn dịch hô hấp đường ngậm, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1800 8070 (miễn cước) trong giờ hành chính.

Bài viết Viêm họng có mủ ở trẻ: triệu chứng và cách phòng tránh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/viem-ho%cc%a3ng-co-mu-o-tre-6244/feed/ 0
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? https://baovehohap.com.vn/tre-bi-viem-hong-sot-may-ngay-6232/ https://baovehohap.com.vn/tre-bi-viem-hong-sot-may-ngay-6232/#respond Thu, 30 Aug 2018 10:33:09 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=6232 Trẻ bị viêm họng sốt thường khiến phụ huynh lo lắng và không biết xử trí ra sao. Tuy nhiên, sốt là một phản ứng lành tính, thể hiện rằng hệ miễn dịch của trẻ đang cố gắng chống lại tác nhân gây bệnh. Phụ huynh cần hiểu đúng về triệu chứng sốt khi trẻ […]

Bài viết Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Trẻ bị viêm họng sốt thường khiến phụ huynh lo lắng và không biết xử trí ra sao. Tuy nhiên, sốt là một phản ứng lành tính, thể hiện rằng hệ miễn dịch của trẻ đang cố gắng chống lại tác nhân gây bệnh. Phụ huynh cần hiểu đúng về triệu chứng sốt khi trẻ bị viêm họng để chăm sóc và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị viêm họng sốt

  • Phần lớn nguyên nhân gây viêm họng sốt ở trẻ là do virus (siêu vi trùng). Trẻ sẽ bị sổ mũi kèm theo. Thường thì trẻ sẽ hết sốt sau 72 giờ (3 ngày). Kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này.
  • Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, đặc biệt là do Streptococcus pyogenes (phế cầu khuẩn), triệu chứng của trẻ sẽ nặng hơn, trẻ sốt cao hơn, quấy khóc, bứt rứt hoặc li bì, không phản ứng và khám thấy họng sưng đỏ có thể có mủ. Trẻ không thể khỏi bệnh nếu không được dùng kháng sinh.

Khi thân nhiệt trẻ tăng lên quá cao, sốt có thể dẫn đến biến chứng. Khi sốt kéo dài trẻ thường mất nước, tăng nhịp tim, nhịp thở. Nhiều trường hợp, sốt cao còn dẫn tới co giật. Khoảng 2-5% trẻ số trẻ sốt có biểu hiện co giật, thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 5 tuổi.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày minh họa

Lưu ý cách đo thân nhiệt khi trẻ bị viêm họng sốt

Cần đo nhiệt độ để xác định mức độ sốt của trẻ. Dụng cụ có thể sử dụng là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử để đo nách, đo tai, đo trán/thái dương. Tuy nhiên, hiện nay không nên sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân vì không an toàn. Thủy ngân rất độc, nếu nhiệt kế bị vỡ sẽ gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là trong trường hợp trẻ nuốt phải.

Ngoài ra, cũng không nên sử dụng loại nhiệt kế điện tử dán trán vì không chính xác. Nhiệt kế điện tử đo tai cũng thường không chính xác cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Về vị trí đo thân nhiệt:

  • Hậu môn luôn là nơi phản ánh chính xác nhất nhiệt độ của cơ thể bé. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên đo nhiệt độ ở hậu môn.
  • Nhiệt độ ở khu vực nách có thể chênh lệch từ 0.5-2 độ C so với chỉ số nhiệt độ mẹ đo được ở hậu môn, nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Khi nhiệt độ đo ở nách không cho kết quả là trẻ sốt, nhưng nếu bé mệt mỏi và cơ thể có vẻ nóng hơn thì phụ huynh nên đo dưới hậu môn bé.
  • Đo nhiệt độ ở tai nhanh và không gây khó chịu cho bé, nhưng lại có độ chính xác không cao bằng những vị trí khác. Hơn nữa, trẻ dưới 3 tháng tuổi có ống tai hẹp nên các chuyên gia cũng không chỉ định đo ở vị trí này.
  • Đo nhiệt độ ở miệng chỉ dùng cho những bé từ 4-5 tuổi, bởi lúc này bé đủ lớn để giữ nhiệt kế trong miệng đúng cách cũng như đủ thời gian cần thiết.

Thân nhiệt bình thường của trẻ khi đo tại các vị trí

Vị tríThân nhiệt bình thường
Hậu môn36.6°C - 38.0°C
Miệng35.5°C - 37.5°C
Nách36.5°C - 37.5°C
Tai35.8°C - 38.0°C

Thuốc dùng khi trẻ bị viêm họng sốt

Không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc hạ sốt. Lý do dùng thuốc không phải để giảm sốt mà để giảm đau và mệt mỏi cho trẻ. Mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn. Cần tuân theo chỉ định của chuyên gia y tế khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.

  • Acetaminophen là thuốc thường dùng khi trẻ sốt. Trừ phi bác sỹ chỉ định khác, còn mẹ có thể cho bé dùng liều được ghi trên nhãn thuốc cứ 4 giờ một lần cho đến khi thân nhiệt trẻ hạ. Thân nhiệt của trẻ thường hạ trong 1 giờ và lại tăng trở lại. Nếu điều này xảy ra, mẹ cần cho bé dùng lại thuốc mỗi 4 giờ một lần. Chú ý không dùng nhiều hơn 5 lần trong 24 giờ.
  • Mẹ cũng có thể thay bằng ibuprofen. Chú ý tuân thủ chỉ dẫn trên hướng dẫn sử dụng. Ibuprofen có thể cho bé dùng mỗi 6-8 giờ một lần – tối đa 4 lần trong 24 giờ. Không được dùng quá liều. Lưu ý: Ibuprofen chỉ nên dùng khi trẻ vẫn uống được. Không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng mà không có chỉ định của bác sỹ.
  • Không dùng hoán đổi giữa acetaminophen và ibuprofen vì có thể gây sai liều.
  • Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị sốt không được dùng aspirin. Nếu cơn sốt do thủy đậu, cúm hoặc các bệnh do virus cụ thể khác, dùng aspirin có thể tăng nguy cơ bị hội chứng Reye. Hội chứng này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não và gan.

Trẻ bị viêm họng sốt uống thuốc

Mẹ có thể lựa chọn các loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn

Có thể điều trị ngoại trú (không cần đi cấp cứu trong đêm khuya) trong các trường hợp trẻ có các biểu hiện:

  • Chơi, tỉnh táo, khóc to (không kéo dài)
  • Hồng hào
  • Không khó thở
  • Tay chân ấm
  • Không có dấu hiệu mất nước

Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu sốt kèm với các triệu chứng:

  • Khó thở (thở nhanh, thở lõm ngực, thở rít)
  • Tay chân lạnh
  • Li bì, không linh hoạt hoặc cáu gắt bất thường, khó chịu.
  • Co giật
  • Trẻ bị mất nước (mắt trũng, uống nước háo hức, tiểu ít)
  • Trẻ ho không ngừng
  • Sốt cùng lúc có ban đỏ hay có triệu chứng khác khiến phụ huynh lo lắng
  • Sốt nguy cơ nặng: trên 37.5 độ C (nhiệt độ tại nách) với trẻ dưới 6 tháng, từ 39 độ C trở lên (nhiệt độ tại nách) với trẻ từ 6 đến 24 tháng. Cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ dưới 24 tháng sốt trên 2 ngày, trẻ trên 2 tuổi sốt trên 3 ngày.

Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

  • Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện sốt, mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ nhanh bằng cách thay quần áo rộng, thoáng mát để cơ thể tỏa bớt nhiệt. Không cởi hết quần áo vì bé có thể bị lạnh và run, điều này càng khiến thân nhiệt tăng lên.  Để bé nằm ở nơi thoáng mát nhưng tránh những chỗ có gió lộng.
  • Tiến hành lau mát khi sốt kèm co giật, sốt trên 40 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt. Khi lau, cần dùng nước ấm (29-32 độ C), không dùng nước đá vì sẽ khiến trẻ bị run, càng làm tăng thân nhiệt. Lau ở vùng nách, bẹn, nước ấm sẽ làm giãn mạch máu giúp cho thân nhiệt từ từ giảm xuống. Lưu ý không nên đắp khăn lên ngực vì có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi.
  • Cần chú ý không được pha rượu (gây ngộ độc) hay thoa chanh (gây tổn thương da) khi lau mát cho trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ bị mất nước. Đồng thời, thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế cách 4 giờ 1 lần.

home-remedies-for-colds-and-coughs-in-babies-top-10-home-ideal-room-temperature-for-babies-l-7984bb7a8e1c13d5 - Copy

Ngoài các biện pháp chăm sóc đã nêu, khi trẻ bị viêm họng sốt, ba mẹ có thể cho bé sử dụng GS Imunostim để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ kịp thời. GS Imunostim có thể dùng cùng với kháng sinh để giúp trẻ sớm khỏi bệnh, sớm hết các triệu chứng ho sốt. Trẻ đang điều trị viêm nhiễm hô hấp cần phối hợp cho mau khỏi, giảm triệu chứng nhanh nên sử dụng 2-4 viên/ngày (tùy theo cân nặng) liên tục trong 10 ngày để có hiệu quả tốt nhất. Sau đó nên sử dụng 1 liệu trình phòng ngừa để tránh bị tái phát.

Để tìm hiểu về cách phòng chống Viêm họng, sốt cho trẻ cũng như hỗn hợp tăng miễn dịch hô hấp đường ngậm Imunostim, độc giả có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia tại đây hoặc liên hệ tổng đài 1800 8070 (miễn cước) trong giờ hành chính.

Bài viết Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/tre-bi-viem-hong-sot-may-ngay-6232/feed/ 0
Trẻ viêm họng, sốt trong mùa nắng nóng phải làm sao https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-sot-trong-mua-nang-nong-phai-lam-sao-4747/ https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-sot-trong-mua-nang-nong-phai-lam-sao-4747/#respond Tue, 19 Jun 2018 08:28:39 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=4747 Từ đầu mùa hè đến nay bé Hồng 4 tuổi con chị Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) đã 2 lần phải nhập viện vì sốt nặng và viêm họng. Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, tỷ lệ trẻ em phải nhập viện vì ốm sốt và các vấn đề về đường hô hấp đang […]

Bài viết Trẻ viêm họng, sốt trong mùa nắng nóng phải làm sao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Từ đầu mùa hè đến nay bé Hồng 4 tuổi con chị Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) đã 2 lần phải nhập viện vì sốt nặng và viêm họng. Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, tỷ lệ trẻ em phải nhập viện vì ốm sốt và các vấn đề về đường hô hấp đang tăng dần theo nhiệt độ của mùa nóng. Cần xử lý như thế nào khi con bạn gặp phải tính trạng nói trên?

viem hong tre em

Viêm họng có mủ ở trẻ em ( ảnh minh họa)

Trẻ dễ viêm họng, sốt trong mùa nắng nóng

Thời tiết thất thường, đề kháng kém, mầm bệnh phát triển

Mùa hè trời mưa nắng thất thường, với những bé khả năng miễn dịch còn kém, cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ ốm và viêm hô hấp.

Ngoài ra đây cũng là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn, vi nấm gây bệnh phát triển. Những yếu tố khói, bụi, ô nhiễm có thể tạo tiền đề cho

Cơ thể mất nước

Nắng nóng, nhiệt độ cao khiến cơ thể mất nước và điện giải. Mất nước ở trẻ em dễ gây sốt do cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, khả năng điều hòa thân nhiệt kém. Đồng thời các bé nô đùa ra mồ hôi nhiều sau đó lại có thói quen ngồi ngay trước quạt gió lớn hoặc tắm ngay nước lạnh dễ gây cảm lạnh.

Thói quen sinh hoạt

Ăn nhiều đồ lạnh: Kem, nước để tủ lạnh nên dễ gây viêm họng

Điều hòa nhiệt độ: Điều hòa nhiệt độ nếu sử dụng không đúng cách có thể khiến bé bị lạnh, đồng thời nhiễm mầm bệnh như virus, vi khuẩn từ người xung quanh trong một môi trường kín

Hậu quả của những kì nghỉ: Mùa hè trẻ em thường được gia đình cho đi công viên nước hay nghỉ mát. Trong quá trình chơi các bé ngâm mình dưới nước quá lâu dễ khiến bé bị ốm sốt kèm các vấn đề về đường hô hấp

Biểu hiện

Viêm họng và sốt là biểu hiện của chứng viêm họng cấp, với các dấu hiệu:

  • Phát sốt đột ngột, thân nhiệt có thể lên đến 39 – 40oC
  • Đau rát họng, khản tiếng, đau khi nói hoặc nuốt
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Ho khan
  • Có hạch vùng cổ
  • Hạch góc hàm thường viêm tấy, sưng đau
  • Viêm họng kèm sốt thường diễn biến từ 3-4 ngày, sau đó sốt và hiện tượng đau rát họng sẽ giảm dần.

Làm gì khi trẻ bị viêm họng, sốt cao?

viem hong sot tre em

Trẻ rất hay bị viêm họng, sốt trong mùa nóng (ảnh minh họa)

Điều trị nguyên nhân

Nếu nguyên nhân do vi khuẩn thì dùng kháng sinh, còn nguyên nhân là do virus thì không dùng kháng sinh mà sử dụng các biện pháp tăng cường miễn dịch, vệ sinh thích hợp.

Điều trị triệu chứng

Sốt

  • Nếu trẻ bị viêm họng cấp và sốt cao, cha mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt
  • Nếu con sốt trên 38 độ thì sử dụng thuốc hạ sốt thông thường
  • Ngoài ra cha mẹ cũng có thể dùng các biện pháp sau để hạ sốt cho con:
  • Nhúng khăn vào nước ấm, sau đó vắt ráo nước, lau khắp cơ thể bé sau đó để khăn ở các vùng nách và bẹn bé ở tư thế bé đang nằm. Khi thân nhiệt dưới 30 độ thì cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió mạnh trực tiếp và theo dõi thân nhiệt thường xuyên cho trẻ
  • Tích cực cho trẻ bú sữa mẹ (nếu trẻ vẫn còn bú), bổ sung nước, nước ép hoa quả, tốt nhất là cho bé uống Oresol mua tại các hiệu thuốc
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé
  • Dùng thêm nước muối sinh lí cho con rửa mũi và súc miệng

Ho, đau họng, nhiều đờm

Có thể dùng thêm thuốc giảm ho, long đờm, chống viêm khi cần thiết hoặc một số biện pháp dân gian như chườm nóng, giữ ấm cổ họng, súc họng nước muối loãng, sử dụng quất mật ong…

Phòng bệnh

Ăn uống, sinh hoạt hợp lí

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước, vitamin, không ăn uống nhiều đồ quá lạnh
  • Dùng điều hòa đúng cách, khi cơ thể đang nhiều mồ hôi không nên ngồi ngay vào quạt mạnh hoặc điều hòa
  • Mặc đồ thoáng mát, khi ra ngoài mang theo mũ, áo dài và dự phòng trời mưa
  • Vệ sinh cá nhân và môi trường sống, cho bé súc miệng bằng nước muối hàng ngày

Điều trị các bệnh hô hấp, răng miệng dứt điểm

  • Khi mắc bệnh về hô hấp như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản… nên điều trị dứt điểm để tránh mầm bệnh chưa bị tiêu diệt triệt để dễ gây tái đi tái lại thành bệnh mạn tính đồng thời là nguồn lây lan cho người khác.
  • Khi điều trị bằng kháng sinh cần điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh kháng thuốc.
  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, lấy cao răng định kỳ bởi vì cao răng, mảng bám trên răng là nơi khu trú yêu thích của rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm họng khi điều kiện thuận lợi.

Tăng cường miễn dịch hô hấp đặc hiệu để chống bệnh hô hấp

Ly giai vi khuan dang ngam

Hỗn hợp ly giải vi khuẩn được dùng như một loại vắc xin ngậm

Bên cạnh các biện pháp thông thường kể trên, phụ huynh cần lưu ý tăng cường miễn dịch cho trẻ, đặc biệt là miễn dịch hô hấp.

Hiện nay, chưa có loại vắc xin đặc hiệu cho viêm họng vì viêm họng do rất nhiều nguyên nhân gây ra kể cả do vi khuẩn, virus, hóa chất kích ứng… Tuy nhiên, IgA, một loại kháng thể đa tác dụng có trong dịch nhầy niêm mạc đường nhiều cơ quan như đường tiết niệu, sinh dục, hô hấp là một loại kháng thể đặc biệt quý với cơ thể, vừa có tác dụng chống khuẩn, chống virus, trung hòa độc tố, giúp bảo vệ đường hô hấp cực kỳ hiệu quả.

Hỗn hợp ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp như Imunostim được sử dụng tại châu Âu nhiều năm nay như một loại vaccine đường ngậm giúp kích thích tăng kháng thể IgA trên đường hô hấp và tăng cả đề kháng toàn thân.

Theo PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, Imunostim có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp, từ đó giúp phòng ngừa, giảm tái phát và mau hồi phục khi bị bệnh. Loại kháng thể này có tác dụng không đặc hiệu nhưng lại hiệu quả trên rất nhiều tác nhân khác nhau, cả vi khuẩn, virus và hóa chất độc hại. Nhược điểm của loại này là phải sử dụng nhiều lần trong 1 năm chứ không thể dùng 1 lần mà có hiệu quả bảo vệ cả năm như vắc xin Cúm, hoặc cả đời dùng 1 lần như vắc xin Lao, Ho gà, Uốn ván.

Để tìm hiểu về cách phòng chống Viêm họng, sốt trong mùa nắng nóng cho trẻ cũng như hỗn hợp tăng miễn dịch hô hấp đường ngậm Imunostim, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1800 8070 (miễn cước) trong giờ hành chính.

DS Nguyễn Hạnh

Bài viết Trẻ viêm họng, sốt trong mùa nắng nóng phải làm sao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/tre-viem-hong-sot-trong-mua-nang-nong-phai-lam-sao-4747/feed/ 0
Các biểu hiện trẻ bị viêm họng cha mẹ không thể bỏ qua https://baovehohap.com.vn/cac-bieu-hien-tre-bi-viem-hong-cha-me-khong-the-bo-qua-2766/ https://baovehohap.com.vn/cac-bieu-hien-tre-bi-viem-hong-cha-me-khong-the-bo-qua-2766/#comments Fri, 19 Jan 2018 09:53:09 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=2766 Viêm họng dù là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo, do lớp học đông, các trẻ bị bệnh lý VA rất dễ lây cho nhau. Dù bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và thường xuyên đau nhức ở họng và khó điều […]

Bài viết Các biểu hiện trẻ bị viêm họng cha mẹ không thể bỏ qua đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Viêm họng dù là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo, do lớp học đông, các trẻ bị bệnh lý VA rất dễ lây cho nhau. Dù bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và thường xuyên đau nhức ở họng và khó điều trị, hay bị đi bị lại. Vậy đâu là các biểu hiện trẻ bị viêm họng cha mẹ không thể bỏ qua, cần chú ý điều trị từ những biểu hiện đầu tiên? Sau đây là các biểu hiện trẻ bị viêm họng cha mẹ không thể bỏ qua

tre-non-tro-viem-hong

Ho, nôn, trớ là một số biểu hiện trẻ bị viêm họng không thể bỏ qua

Có hai  nhóm nguyên nhân chính khiến bé bị viêm họng

  • Bệnh viêm họng ở trẻ phần lớn là do virus gây bệnh như adeno, rhino, virus cúm, sởi…
  • Một số vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số các tác nhân gây bệnh.
  • Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, khí hậu cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm họng.

Các biểu hiện trẻ bị viêm họng cha mẹ không thể bỏ qua

Tình trạng ngứa rát cổ họng

Ngứa rát cổ họng là triệu chứng đầu tiên thường xuyên gặp phải khi bị viêm họng. Khi bị tác động của một nguyên nhân nào đó người bệnh sẽ có cảm giác như bị vướng một vật gì đó trong cổ họng, cảm giác đau rát và lúc nào cũng muốn khạc, hắng giọng.

Triệu chứng viêm họng xuất hiện ho khan


Bệnh viêm họng xuất hiện triệu chứng ho khan. Các trận ho khan xuất hiện ở bất cứ lúc nào như ho giả. Sau khoảng một, hai ngày, hiện tượng ho khan xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên và dài hơn.

 Xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay

Theo các bác sĩ thì đây là những triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp. Nó giống các dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp khác khi bé gặp các triệu chứng như vậy thì các mẹ nên đưa bé đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị.

Bé bị nghẹt mũi, sốt cao, lười ăn, quấy khóc:

Từ 1-2 ngày tiếp theo, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, sổ họng sưng đau kèm sốt cao 39-40 độ C. Sốt cao sẽ làm cho trẻ có hiện tượng ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi thân mình, cổ họng sưng làm trẻ nuốt đau kèm theo nghẹt mũi làm cho trẻ ăn ngủ kém gây mệt mỏi kéo dài.

Hạch cổ sưng đau:

Trong một số trường hợp, trẻ sẽ có hiện tượng sưng hạch ở cổ – đây là hiện tượng bình thường khi cơ thể phản ứng với bệnh nên các bậc phụ huynh cũng nên đặc biệt chú ý khi trẻ kêu đau ở vùng cổ họng hay nuốt nước bọt thấy khó chịu.

hạch o-co-tre-sung-dau

hạch cổ trẻ sưng đau cũng là một trong những biểu hiện trẻ bị viêm họng

Đau rát họng, ho khan – những biểu hiện tiêu biểu nhất

Khi bệnh mới xuất hiện ở giai đoạn đầu trẻ sẽ có cảm giác khô nóng tại cổ họng, khát nước sau đó chuyển thành đau rát lúc nói và ăn. Cảm giác này lan lên cả tai và đau nhói khi nuốt. Trẻ bị đau ngứa tại cổ họng dẫn đến hiện tượng ho khan, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho trẻ bị khàn tiếng.

Trẻ bị khó thở và phải thở bằng mũi

Đối với trẻ khi  bị viêm nghẹt sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng, làm họng bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn nữa, khi bị nghẹt mũi, trẻ không thể tự thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng. Bởi do trẻ không thể thở được bằng mũi mà đã vào cơ thể sẽ khiến cổ họng bị lạnh và thương tổn – đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh về đường hô hấp xâm nhập.

Trên đây là những biểu hiện thường thấy khi trẻ bị viêm họng, do vậy mà các bậc phụ huynh nên đưa bé đến gặp các bác sĩ để được khám và điều trị khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu như trên.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng

Khi trẻ bị đau họng, ngoài sự điều trị của bác sĩ thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý:

  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ;
  • Khi trẻ được điều trị mà vẫn có những dấu hiệu đau rát cổ họng thì nên trao đổi lại với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
  • Ngoài ra, để giảm bớt sự đau rát cho trẻ thì những đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu cổ họng bị đau. Trị viêm họng cho trẻ bằng mật ong hiệu quả được biết đến là phương thuốc điều trị bệnh viêm họng, tuy nhiên chỉ dùng các loại chế biến từ mật ong cho trẻ trên 1 tuổi. Tuy nhiên, trẻ cũng cần được uống nhiều nước, uống nhiều nước lọc hoặc có thể thay thế bằng nước trái cây.

Xem thêm: Điều trị viêm họng cho trẻ tại nhà

Phòng ngừa bệnh viêm họng cho trẻ

Để trẻ không mắc phải những bệnh về hô hấp, đường họng, cách tốt nhất là tăng cường sức đề kháng cho trẻ

  • Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người và nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi cho bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng.
  • Mùa hè, không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn lạnh như kem
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với luồng gió quá mạnh. Khi ngủ nên cho quạt để bên ngoài màn thổi vào để cản bớt gió.
  • Tuyệt đối không được để nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bố mẹ chú ý các thời điểm đưa trẻ từ phòng điều hòa ra bên ngoài, vừa tắm xong ra khỏi phòng tắm hoặc từ trong nhà đi ra ngoài.
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Những bài thuốc phòng ngừa viêm họng hằng ngày từ thảo dược, gần gũi với gia đình như mật ong chanh, gừng… cũng có thể được sử dụng để phòng ngừa cho trẻ trước khi trẻ mắc bệnh.

Ngoài ra cha mẹ cũng có thể bổ sung thêm Imunostim Junior cho trẻ. Bởi Imunostim có chứa hốn hợp Ly giải tế bào vi khuẩn đường hô hấp (Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes. Sản phẩm có công dụng Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho trẻ em, tăng cường sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ phòng ngừa cảm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp theo mùa, thay đổi thời tiết. Đặc biệt phù hợp với những trẻ hay ốm, sức đề kháng kém, trẻ bị bệnh đường hô hấp cấp và mạn tính.

Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim  sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Các biểu hiện trẻ bị viêm họng cha mẹ không thể bỏ qua đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/cac-bieu-hien-tre-bi-viem-hong-cha-me-khong-the-bo-qua-2766/feed/ 4
Bé bị viêm họng, húng hắng ho cha mẹ nên làm gì https://baovehohap.com.vn/be-bi-viem-hong-hung-hang-ho-cha-me-nen-lam-gi-2762/ https://baovehohap.com.vn/be-bi-viem-hong-hung-hang-ho-cha-me-nen-lam-gi-2762/#respond Thu, 18 Jan 2018 09:12:19 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=2762 Các bé trong độ tuổi từ 0-6 tuổi có sức đề kháng còn yếu nên thường hay mắc bệnh khi thời tiết thay đổi cũng như do các yếu tố bên ngoài tác động. Biểu hiện thường gặp nhất là các bệnh về hô hấp, húng hắng ho làm cha mẹ rất lo lắng, không […]

Bài viết Bé bị viêm họng, húng hắng ho cha mẹ nên làm gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Các bé trong độ tuổi từ 0-6 tuổi có sức đề kháng còn yếu nên thường hay mắc bệnh khi thời tiết thay đổi cũng như do các yếu tố bên ngoài tác động. Biểu hiện thường gặp nhất là các bệnh về hô hấp, húng hắng ho làm cha mẹ rất lo lắng, không biết phải làm gì. Vậy bé bị viêm họng và húng hắng ho, cha mẹ nên làm gì trước khi đưa bé đi khám bắc sĩ. Dưới đây chuyên gia sức khỏe sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích về bệnh viêm họng ở trẻ.

be-bi-viem-hong

Bé bị viêm họng, húng hắng ho( Ảnh minh họa)

Nguyên nhân mắc viêm họng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng, đau họng nhưng dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng đau họng viêm họng:

  • Do virus gây bệnh Cảm lạnh, virus cúm, sởi, rhino, adeno.
  • Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu.
  • Yếu tố thay đổi thời tiết, khí hậu

Viêm họng ở trẻ được coi là nguy hiểm khi nguyên nhân là do liên cầu beta tan huyết nhóm A gây nên. Vỏ của loại liên cầu này có cấu trúc gần giống cấu tạo của màng tim, màng khớp, màng thận. Khi trẻ bị viêm họng do loại vi khuẩn liêm cầu này gây nên nếu không được chữa trị kịp thời, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào tim, thận, khớp, gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ.

Bé bị viêm họng húng hắng cho cha mẹ phải làm sao?

Không nên dùng dùng ngay kháng sinh cho trẻ

  • TS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đa số các trường hợp trẻ bị viêm họng không cần dùng kháng sinh. Bởi viêm họng cấp là bệnh rất thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc viêm họng cấp với biểu hiện chính là ho và sốt là nhóm bệnh rất thường gặp ở trẻ
  • Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus (chiếm 70-80%) kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Bệnh thường tự khỏi sau 3-7 ngày, vì thế cha mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh trong các trường hợp này. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.
  • Việc sử dụng kháng sinh không cần thiết sẽ làm gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, khi trẻ bị bệnh mà cần phải dùng kháng sinh sẽ rất khó chữa trị.

Điều trị bằng thuốc

  • Với các trường hợp viêm họng nặng ở trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau cho con và thường là: acetaminophen và ibupronfen. Hoặc viêm họng do nhiễm khuẩn, kháng sinh có thể được dùng trong trường hợp này.
  • Khi dùng kháng sinh, các mẹ nên dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác ngoài đơn thuốc vì vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến bệnh của con bị đau trầm trọng hơn

Sử dụng phương pháp dân gian

Cha mẹ có thể sử dụng những phương pháp điều trị dân gian để giảm tình trạng đau rát viêm họng cho trẻ nhỏ. Dân gian có rất nhiều bài thuốc hay, hiệu quả để làm giảm viêm họng, đau họng

  • Khi con chỉ bị viêm họng nhẹ, thuốc điều trị có thể dùng cũng được hoặc không dùng cũng được. Nếu không dùng, thì hệ miễn dịch và sức đề kháng của con sẽ làm việc để tống khứ căn bệnh ra ngoài. Và dù nếu không điều trị bằng thuốc thì các mẹ cũng nên cho con ăn các loại đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa nhé!
  • Đặc biệt, các mẹ không nên cho thêm mật ong vào trà của con khi con dưới 1 tuổi nhé. Với các bé dưới 1 tuổi, mật ong không hề tốt như nhiều người vẫn nghĩ, nó tác động xấu đến hệ tiêu hóa của con.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho.

Nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, và có kế hoạch điều trị hiệu quả. Tránh tự ý mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ, sẽ khiến con khó khỏi bệnh.

Xem thêm: Chữa viêm họng cho trẻ tại nhà

chnah-duong-phen

Phương pháp dân gian giảm triệu chứng viêm họng ở trẻ nhỏ

Các phương pháp phòng ngừa viêm họng

  • Vệ sinh tay chân bé thường xuyên và sạch sẽ, không cho bé cho tay vào mồm để đề phòng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Mua bộ đồ ăn riêng cho con, và vệ sinh sạch sẽ tay của người lớn mỗi lần thay tã cho con.
  • Nên dùng điề hòa để nhiệt độ không lạnh quá, vừa phải: 26-28 độ
  • Nếu dùng quạt: Không cho gió phả thẳng vào người con, thường xuyên mở cửa phòng con cho thoáng khí. Khi dùng quạt cũng tương tự như vậy, không để gió thốc trực tiệp vào người con. Mà nên hướng quạt vào chân của bé.
  • Đặc biệt, không để con quá nóng. Vì khi toát mồ hôi, mà con lại mặc nhiều áo rất dễ khiến con bị viêm họng do mồ hôi không được thoát ra ngoài và thấm ngược lại.
  • Chú ý các loại bàn chải đánh răng và cách bé vệ sinh răng miệng bởi các loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt bàn chải có khả năng gây bệnh cho con. Vì thế, trước mỗi lần đánh răng, nên đưa bàn chải của con vào một cốc nuốc muối ấm để sát trùng nhé.
  • Không nên cho bé ăn uống các đồ ăn, đồ uống lạnh.
  • Hạn chế các tác nhân về môi trường như:  Khói thuốc, khói than, bụi bẩn, lông chó, lông mèo… Bởi nó sẽ khiến tình trạng viêm họng của con trầm trọng hơn.

Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm Imunostin Junior cho trẻ. Bởi Imunostin có chữa hốn hợp Ly giải tế bào vi khuẩn đường hô hấp (Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes. Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ miễn dịch cho trẻ em, tăng cường sức khỏe đường hô hấp, phòng ngừa cảm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp theo mùa, thay đổi thời tiết. Đặc biệt phù hợp với những trẻ hay ốm, sức đề kháng kém, trẻ bị bệnh đường hô hấp cấp và mạn tính.

Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim  sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Bé bị viêm họng, húng hắng ho cha mẹ nên làm gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/be-bi-viem-hong-hung-hang-ho-cha-me-nen-lam-gi-2762/feed/ 0
Bị viêm họng nên kiêng ăn gì – Imunostim https://baovehohap.com.vn/bi-viem-hong-nen-kieng-an-gi-2758/ https://baovehohap.com.vn/bi-viem-hong-nen-kieng-an-gi-2758/#respond Thu, 18 Jan 2018 03:34:58 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=2758 Viêm họng là bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết thay đổi thì bệnh càng dễ dàng xuất hiện, Viêm họng là bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm. Phần lớn các trường hợp viêm họng do virus gây ra (40 – 80%), phần còn lại là do vi […]

Bài viết Bị viêm họng nên kiêng ăn gì – Imunostim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Viêm họng là bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết thay đổi thì bệnh càng dễ dàng xuất hiện, Viêm họng là bệnh mà khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm. Phần lớn các trường hợp viêm họng do virus gây ra (40 – 80%), phần còn lại là do vi khuẩn, nấm hay các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hóa chất. Việc hiểu biết những loại thực phẩm nên và không nên ăn cũng giảm thiểu được tình trạng của bệnh, và giúp bệnh mau khỏi hơn. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia về những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi cơ thể bị đau họng.

món ăn khiến bị viêm họng nặng hơn

Những món ăn khiến tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng hơn.( Ảnh minh họa)

Viêm họng là

Viêm họng là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp, dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.

Dấu hiệu đặc trưng của viêm họng

  • Ngứa rát cổ họng: là triệu chứng đầu tiên thường xuyên gặp phải khi bị viêm họng. Người bệnh sẽ có cảm giác như bị vướng một vật gì đó trong cổ họng, cảm giác đau rát và lúc nào cũng muốn khạc, hắng giọng.
  • Ho khan: Các trận ho khan xuất hiện ở bất cứ lúc nào như ho giả. Sau khoảng một, hai ngày, hiện tượng ho khan xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên và dài hơn.
  • Đau đầu, sốt: Cảm giác đau đầu kèm theo ho nhiều là hiện tượng khi bệnh viêm họng phát triển. Nếu bị sốt kèm theo đau đầu, ho khan thì cần đến bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Hạch ở cổ họng bị sưng: Khi bị viêm họng, nhiều bệnh nhân có thể dễ dàng sờ được hạch ở cổ. Hạch có thể xuất hiện cùng hiện tượng sốt.Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh viêm họng có thể bị mất tiếng, hắt hơi, sổ mũi, có cảm giác chán ăn, mệt mỏi…Khi cơ thể có những dấu hiệu khác thường cần có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu được điều trị sớm, bệnh viêm họng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi và tránh bệnh chuyển sang mãn tính sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm họng?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng bao gồm:

  • Nhỏ tuổi hoặc có hệ miễn dịch yếu.
  • Ở nơi đông người hay không gian thiếu thông thoáng như lớp học chật chội, bệnh viện, văn phòng,…
  • Ngửi khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động).
  • Dị ứng với bụi, lông vật nuôi hoặc phấn hoa.
  • Bị viêm mũi mãn tính hoặc thường xuyên.

Bị viêm họng nên kiêng ăn gì

Bị viêm họng nên kiêng ăn những món cay, nóng

Những món cay nóng như ót, gừng, hạt tiêu không tốt cho người bị viêm họng, bởi nó sẽ làm cho họng cảm thấy bị rát sưng lên bội phần. Bạn sẽ thấy nóng khó chịu và bệnh tình như nặng hơn. Về bản chất, các món cay này làm nóng đỏ phần viêm, chỉ làm nặng thêm cảm giác mà thôi.

Không nên ăn thức ăn nướng, chiên, xào, nhiều dầu mỡ

Các món ăn được chế biến theo cách chiên, nướng. Chúng gây kích ứng cổ họng, khiến hiện tượng sưng đau tăng lên. Hơn nữa, thức ăn nhiều dầu mỡ còn sinh đờm gây khó chịu hơn cho người bệnh.

Món đặc tắc

Khi sử dụng thức ăn đặc tắc trong quá trình nuốt thì một phần nhỏ thức ăn bị kẹt lại trong vòm họng, khiến cổ họng khó chịu và viêm nhiễm dễ bị nặng hơn. Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt vì chúng có lợi cho bạn lúc này hơn.

Không nên sử dụng rượu và cafein

Rượu bia khói thuốc không nên sử dụng khi bị viêm họng

Rượu bia, cafe, và thuốc không được khuyên nếu bạn đang mắc bệnh vì cả hai chất này đều gây kích ứng khiến khiến tình trạng viêm đau trở nên tồi tệ hơn.

Đồ ngọt và các loại nước ngọt

Các món ăn vặt và sử dụng các loại nước ngọt có đường vì nó có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Ăn nhiều đồ ngọt khi bị viêm họng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, không chỉ khiến bệnh lâu lành hơn mà còn khiến chúng nặng hơn. Bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm quá nhiều đường,…hãy bỏ qua chúng lúc này.

Không nên ăn những đồ có tính axit cao

Các loại trái cây như: cam, chanh có thể làm gia tăng tình trạng đau họng do những loại trái cây này có hàm lượng axit cao.

Kiêng ăn những món lạnh

Bệnh nhân bị viêm họng được khuyên uống nhiều nước, song đồ uống lạnh thì phải tránh xa. Uống nước lạnh quá nhiều khiến cổ họng sưng tấy, thương tổn và là nguyên nhân gây viêm họng; đồng thời chúng cũng là “thủ phạm” khiến dấu hiệu viêm họng hạt nặng thêm.

Không chỉ riêng đồ uống, mà ngay cả các thức ăn được ướp lạnh: Kem, chè, yaourt,… cũng không nên ăn lúc này đâu.

Xem thêm: Bị viêm họng nên ăn gì

Trên đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân viêm họng kiêng ăn và không nên ăn, bên cạnh đó người bệnh viêm họng có thể tham khảo những cách trị cảm cúm viêm họng hiệu quả mà bác sĩ khuyên dùng và có cách phòng và điều trị viêm họng để bệnh không quá nặng trước khi phát hiện ra.

Bên cạnh các biện pháp thông thường kể trên, phụ huynh cần lưu ý tăng cường miễn dịch cho trẻ, đặc biệt là miễn dịch hô hấp. Hỗn hợp ly giải tế bào vi khuẩn hô hấp như Imunostim được sử dụng tại châu Âu nhiều năm nay như một loại vaccine đường ngậm giúp kích thích tăng kháng thể IgA trên đường hô hấp và tăng cả đề kháng toàn thân.

Theo PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai, Imunostim có hiệu quả đặc biệt cao với những trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp, từ đó giúp phòng ngừa, giảm tái phát và mau hồi phục khi bị bệnh. Loại kháng thể này có tác dụng không đặc hiệu nhưng lại hiệu quả trên rất nhiều tác nhân khác nhau, cả vi khuẩn, virus và hóa chất độc hại. Nhược điểm của loại này là phải sử dụng nhiều lần trong 1 năm chứ không thể dùng 1 lần mà có hiệu quả bảo vệ cả năm như vắc xin Cúm, hoặc cả đời dùng 1 lần như vắc xin Lao, Ho gà, Uốn ván.

Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh của trẻ. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Bị viêm họng nên kiêng ăn gì – Imunostim đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/bi-viem-hong-nen-kieng-an-gi-2758/feed/ 0
Chia sẻ chăm sóc, điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ đúng cách https://baovehohap.com.vn/chia-se-cham-soc-dieu-tri-viem-hong-o-tre-nho-dung-cach-2662/ https://baovehohap.com.vn/chia-se-cham-soc-dieu-tri-viem-hong-o-tre-nho-dung-cach-2662/#respond Fri, 12 Jan 2018 02:16:54 +0000 https://baovehohap.com.vn/?p=2662 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng kém nên thường mắc những bệnh về hô hấp, và thường khởi phát đột ngột: sốt cao, chảy mũi, ho, đờm khò khè. Dưới đây là những thông tin chia sẻ chăm sóc, điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ đúng cách, hiệu quả mà cha […]

Bài viết Chia sẻ chăm sóc, điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng kém nên thường mắc những bệnh về hô hấp, và thường khởi phát đột ngột: sốt cao, chảy mũi, ho, đờm khò khè. Dưới đây là những thông tin chia sẻ chăm sóc, điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ đúng cách, hiệu quả mà cha mẹ nào cũng nên biết.

ve-sinh-mui-cho-tre

Vệ sinh mũi họng giúp giảm nhanh triệu chứng cảm cúm, viêm họng ở trẻ

Nguyên nhân viêm họng ở trẻ nhỏ

  • Trẻ có thể bị viêm họng do virus (Virus khiến trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh)
  • Vi khuẩn (như nhiễm khuẩn liên cầu).

Viêm họng ở trẻ sẽ nguy hiểm nếu nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu bêta tan huyết nhóm A. Bởi loại liên cầu này có cấu trúc gần giống với cấu tạo của màng thận, màng tim, màng khớp. Nếu các bé không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn tự sinh ra các kháng thể chống lại loại liên cầu này, sau đó tấn công vào các cơ quan quan trọng của cơ thể như: thận, tim và khớp gây viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim. Các bé có thể phải gánh hậu quả rất nặng nề do biến chứng của bệnh gây ra.

Triệu chứng, dấu hiệu viêm họng ở trẻ nhỏ

Viêm họng cấp

  • Sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay: Đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp. Nó gần tương tự các triệu chứng của các bệnh đường hô hấp khác nên mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra nhé!
  • Nghẹt mũi, sốt cao, quấy khóc, mệt mỏi, các hạch ở cổ sưng đau, Amidan cũng sưng lên và thành sau cổ họng thậm chí còn có hiện tượng xuất huyết.

Biểu hiện đối với trẻ nhỏ

  • Trẻ bị viêm họng thường quấy khóc, kém bú, chán ăn nên mẹ thường nhầm tưởng đó là hiện tượng thường gặp khi trẻ mọc răng.
  • Khi bé sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám ngay
  • Đặc biệt với các bé dưới 3 tháng tuổi, khi bé sốt cao nên đưa bé đi khám ngay
  • Với các bé khoảng 3-6 tháng tuổi, sốt khoảng 38,3 độ C là nghiêm trọng, bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.

Viêm họng hạt

  • Viêm họng hạt ở trẻ thường sẽ khiến con khó chịu, có gì đó vướng trong họng không chịu ra, khiến con có cảm giác muốn nôn ói.
  • Các mẹ có thể thấy những nốt hạt màu trắng khi bé há miệng to.
  • Đặc biệt với các bé ho nhiều, sẽ kèm theo đờm và chảy nước mũi.

Chia sẻ chăm sóc và điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ đúng cách

Điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ đúng cách

Vệ sinh mũi họng

  • Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay cho trẻ bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.
  • Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.
  • Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. (Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn/ vi rút vẫn bám lại trên khăn.)

Lưu ý: khi trẻ bị viêm họng dùng nước nuối sinh lý để rửa mũi theo hướng dẫn của bác sỹ.

Có thể dùng thuốc co mạch theo chỉ định của bác sỹ.

Điều trị bằng thuốc

  • Với các trường hợp viêm họng nặng ở trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, hạ sốt cho con và thường là: acetaminophen và ibupronfen. Hoặc viêm họng do nhiễm khuẩn, kháng sinh có thể được dùng trong trường hợp này.
  • Khi dùng kháng sinh, các mẹ nên dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác ngoài đơn thuốc vì vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến bệnh của con bị đau trầm trọng hơn

Chăm sóc viêm họng ở trẻ nhỏ đúng cách

Dinh dưỡng của bé

  • Để giúp bé bớt đi cảm giác khó chịu và giúp bệnh mau khỏi, các mẹ nên cho bé ăn uống thực phẩm mềm, lỏng, ấm để cổ họng của con không bị đau rát.
  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
  • Nếu trẻ nhỏ đã ăn dặm được thì đồ uống của con phải ấm, hoặc trà đặc biệt cho trẻ. Mẹ cũng nên cho trẻ uống nước rau luộc để làm cho cổ họng của con bớt đau.

Xem thêm: Trẻ bị viêm họng nên ăn gì

dinh-duong-cho-tre-viem-hong

Thức ăn mềm như súp, cháo tốt đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ

Sử dụng phương pháp dân gian

Cha mẹ có thể sử dụng những phương pháp điều trị dân gian để giảm tình trạng đau rát viêm họng cho trẻ nhỏ. Dân gian có rất nhiều bài thuốc hay, hiệu quả để làm giảm viêm họng, đau họng

  • Khi con chỉ bị viêm họng nhẹ, thuốc điều trị có thể dùng cũng được hoặc không dùng cũng được. Nếu không dùng, thì hệ miễn dịch và sức đề kháng của con sẽ làm việc để tống khứ căn bệnh ra ngoài. Và dù nếu không điều trị bằng thuốc thì các mẹ cũng nên cho con ăn các loại đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa nhé!
  • Đặc biệt, các mẹ không nên cho thêm mật ong vào trà của con khi con dưới 1 tuổi nhé. Với các bé dưới 1 tuổi, mật ong không hề tốt như nhiều người vẫn nghĩ, nó tác động xấu đến hệ tiêu hóa của con.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho.

Nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, và có kế hoạch điều trị hiệu quả. Tránh tự ý mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ, sẽ khiến con khó khỏi bệnh.

phuong-phap-dan-gian-tri-viem-hong

Phương pháp dân gian giảm triệu chứng viêm họng ở trẻ nhỏ

Biện pháp phòng tránh trẻ bị viêm họng

  • Vệ sinh tay chân bé thường xuyên và sạch sẽ, không cho bé cho tay vào mồm để đề phòng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Mua bộ đồ ăn riêng cho con, và vệ sinh sạch sẽ tay của người lớn mỗi lần thay tã cho con.
  • Dùng điều hòa để nhiệt độ không lạnh quá, vừa phải: 26-28 độ
  • Nếu dùng quạt: Không cho gió phả thẳng vào người con, thường xuyên mở cửa phòng con cho thoáng khí. Khi dùng quạt cũng tương tự như vậy, không để gió thốc trực tiệp vào người con. Mà nên hướng quạt vào chân của bé.
  • Không để con quá nóng. Vì khi toát mồ hôi, mà con lại mặc nhiều áo rất dễ khiến con bị viêm họng do mồ hôi không được thoát ra ngoài và thấm ngược lại.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: trước mỗi lần đánh răng, nên đưa bàn chải của con vào một cốc nuốc muối ấm để sát trùng, mỗi ngày đánh răng 2 lần.
  • Không nên cho bé ăn uống các đồ ăn, đồ uống lạnh.
  • Hạn chế các tác nhân về môi trường như:  Khói thuốc, khói than, bụi bẩn, lông chó, lông mèo… Bởi nó sẽ khiến tình trạng viêm họng của con trầm trọng hơn.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên sử dụng các biện pháp tăng cường miễn dịch hô hấp đặc hiệu như sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp Imunostim cho trẻ. Hỗn hợp Ly giải tế bào vi khuẩn đường hô hấp (Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes) khi được sử dụng dưới dạng ngậm có tác dụng tăng sinh kháng thể IgA, tăng sinh kháng thể đặc hiệu chống các chủng vi khuẩn thường gây viêm đường hô hấp trên, đặc biệt là liên cầu tan huyết nhóm A. Do đó, đường hô hấp của trẻ được bảo vệ an toàn trước các nguy cơ như ô nhiễm môi trường, nóng lạnh thất thường, khói bụi… 

Để được tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh lý hô hấp trẻ em. Các bạn có thể liên hệ qua số hotline 1800 8070 (miễn cước) hoặc đặt câu hỏi vào mục Ý kiến của bạn ở cuối bài viết, Imunostim sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Bài viết Chia sẻ chăm sóc, điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ đúng cách đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Imunostim.

]]>
https://baovehohap.com.vn/chia-se-cham-soc-dieu-tri-viem-hong-o-tre-nho-dung-cach-2662/feed/ 0